Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đông Anh Đẩy Mạnh Phát Triển Trang Trại

Đông Anh Đẩy Mạnh Phát Triển Trang Trại
Publish date: Saturday. February 15th, 2014

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, thực hiện dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại là hướng đi mới đang được huyện Đông Anh chú trọng.

Những ông chủ trẻ

Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Đông Anh, toàn huyện có hơn 700 hộ sản xuất chăn nuôi tổng hợp theo mô hình trang trại. Trong đó, gần 200 trang trại được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận, hơn 500 trang trại đang hoạt động sản xuất với diện tích trên 3.600m2/trang trại.

Ông Nguyễn Bá Trình – chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết: Trong những năm qua, Đông Anh là một trong những huyện chịu tác động lớn của quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp…

Mặc dù vậy, Đông Anh vẫn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). “Với diện tích đất nông nghiệp là 9.785ha, thu hút hơn 700 hộ làm mô hình trang trại, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt là các thanh niên làng tham gia làm trang trại rất đông, đây là nét mới” - ông Trình nói.

Đinh Văn Đoàn (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương)?là một trong những ông chủ trẻ với mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Anh chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi nuôi lợn với số lượng nhỏ lẻ, nuôi theo phương thức truyền thống nên thu nhập không cao mà lợn dễ mắc dịch. Năm 2007, tôi chuyển đổi sang nuôi lợn giống chất lượng cao theo hình thức công nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng, môi trường mà lãi gấp 2 – 3 lần...

Anh Đoàn phấn khởi khoe: “Trang trại tôi nuôi được 300 lợn nái, trung bình mỗi tháng có khoảng 60 – 65 lợn mẹ đẻ (2 lứa/năm). Thông thường cứ mỗi tháng xuất 600 – 700 lợn con với giá 1.300.000 đồng/con”. Trang trại nuôi lợn giống theo hệ thống nuôi công nghiệp mỗi năm đem về cho gia đình anh Đoàn khoản lãi 1 tỷ đồng.

Cũng như anh Đoàn, rất nhiều hộ gia đình trẻ ở Đông Anh phát triển kinh tế nhờ mô hình trang trại tổng hợp. Anh Nguyễn Văn Vĩnh ở thôn Lương Nỗ, xã Tiên Dương xây dựng mô hình trang trại tổng hợp từ năm 2007, đến nay mô hình đem về cho gia đình anh 500 – 600 triệu đồng/năm.

“Diện tích toàn trang trại của gia đình trên 1ha, tôi đang thả nuôi các loại cá tổng hợp như rô phi đơn tính, chép, trôi, với diện tích 7.000m2 ao; còn lại tôi trồng 200 gốc bưởi Diễn đang thời kỳ thu hoạch; 100 con ngỗng thịt” - anh Vĩnh cho biết.

Biết áp dụng kiến thức, nhanh làm giàu

Ông Nguyễn Bá Trình cho biết: Để có được thành công về phát triển các mô hình trang trại trên địa bàn huyện như hiện nay, ngoài ý chí vươn lên, tự lực tự cường của bà con nông dân còn có một phần không nhỏ sự vào cuộc của các cán bộ khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên.

“Hàng năm, UBND huyện Đông Anh chi 800 – 1 tỷ đồng kinh phí cho các đơn vị như Khuyến nông, Hội Phụ nữ để thực hiện các chương trình tập huấn; chuyển giao khoa học kỹ thuật; tham quan các mô hình điểm; hỗ trợ phân bón, giống cây trồng… cho bà con. Có như vậy, bà con mới biết áp dụng những kiến thức để nhanh làm giàu” - ông Trình chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Vĩnh thống kê: “Với diện tích 7.000m2 ao thả nuôi cá cho thu hoạch 8 – 10 tấn/năm; hơn 1.000 quả bưởi Diễn/vụ cho lãi 30 – 40 triệu đồng; 100 con ngỗng với giá bán 110.000 đồng/kg cũng cho thu 40 – 50 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Văn Thụ - cán bộ khuyến nông xã Tiên Dương nhấn mạnh: Nông dân không thích học theo kiểu máy móc, sách vở. Chính vì vậy để tổ chức cho mỗi đợt tập huấn, chúng tôi đều cho bà con thực hành tại chỗ, có như vậy bà con sẽ nhớ lâu hơn mà không mất thời gian giảng lý thuyết rồi đến phần thực hành phải truyền đạt lại.

“Trung bình xã Tiên Dương mỗi năm tổ chức khoảng 10 lớp tập huấn, thời gian học từ 1 – 7 ngày/lớp, tùy từng chương trình. Tham gia học bà con còn được hỗ trợ tài liệu nghiên cứu, bút, vở, tiền ăn trưa”- ông Thụ cho biết.

Anh Vĩnh cho hay, trước khi trở thành chủ trang trại, anh từng 10 năm làm gia công quần áo thời trang, vừa vất vả lại mất nhiều thời gian. Sau khi đăng ký tham gia một lớp tập huấn chuyển đồi nghề do phòng kinh tế huyện tổ chức, anh quyết tâm dồn tiền mua đất làm trang trại. “Mới làm nên tôi chưa đầu tư nhiều, chỉ nuôi các loại cá tổng hợp. Vừa làm vừa học tập kinh nghiệm, cộng với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm khuyến nông, sau 4 năm trang trại tôi đã có nguồn thu” - anh Vĩnh bộc bạch.


Related news

Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để tạo ra các sản phẩm độc đáo, thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình là những bước đi đột phá của nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp trong thời gian qua. Dự kiến, nhiều nhà vườn sẽ tung ra một số sản phẩm trái cây độc đáo, lạ mắt cung cấp cho thị trường Tết.

Friday. January 23rd, 2015
Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

Friday. January 23rd, 2015
Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.

Friday. January 23rd, 2015
Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá

Những ngày này, nông dân trồng chanh ở xã cù lao Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh rất phấn khởi vì giá chanh tăng cao, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 10 ngàn - 11 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận khá cao. Gia đình ông Bùi Văn Rê ở ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh trồng giống chanh bông tím tứ quý. Với 8 công, mỗi năm ông thu nhập trên 150 triệu đồng.

Friday. January 23rd, 2015
Huyện Hồng Ngự Tập Trung Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Huyện Hồng Ngự Tập Trung Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch phát triển từng ngành hàng chủ lực của huyện gắn với chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Hồng Ngự đề nghị tỉnh hỗ trợ khảo sát quy hoạch lập dự án vùng sản xuất giống lúa tập trung tại khu đê bao 2.600ha xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền.

Friday. January 23rd, 2015