Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đơn điệu giống cây lâm nghiệp

Đơn điệu giống cây lâm nghiệp
Tác giả: Trần Hữu
Ngày đăng: 14/12/2015

Bất cập

Theo Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam, đến nay toàn tỉnh có 1 rừng giống chuyển hóa từ rừng tự nhiên A Vương (Đông Giang), 33 đơn vị đăng ký kinh doanh, sản xuất giống, 67 vườn ươm của hộ gia đình, cá nhân không đăng ký kinh doanh.

Các cơ sở sản xuất giống đạt chất lượng chưa cao.

Các vườn ươm mang tính hộ gia đình quy mô nhỏ lẻ chưa thống kê về sản lượng cây giống.

Nguồn giống mua từ các cơ sở sản xuất trong tỉnh và các địa phương khác.

Lượng giống phục vụ trồng rừng sản xuất không đảm bảo chất lượng.

Đến nay, chưa có địa phương nào trong tỉnh có cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phục vụ kinh doanh mà chủ yếu dùng phương thức giâm hom và gieo ươm từ hạt.

Các giống được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia chủ yếu là nhập nội, cây mọc nhanh thuộc hai chi bạch đàn và keo.

Trong khi đó, các loại cây gỗ lớn bản địa mọc nhanh, có khả năng trồng rừng, hầu như chưa có giống nào được công nhận.

Thực tế người dân ít lo nguồn cung cấp cây giống hơn chất lượng nguồn giống đảm bảo năng suất, ít bị sâu bệnh tấn công.

Các cơ sở sản xuất cây giống thì được kiểm tra, xác nhận nguồn gốc, đánh giá chất lượng thường xuyên, trong khi vườn ươm mang tính hộ gia đình, cá nhân thì xuất hiện tràn lan, vượt ngoài kiểm soát của cơ quan chức năng.

Từ năm 2013 đến nay, ngành chức năng đã cấp chứng chỉ công nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp cho ít nhất 4 đơn vị gồm Trại phát triển công nghệ giống cây trồng Tam An, Xí nghiệp giống nông lâm nghiệp Chiên Đàn, Xí nghiệp lâm nghiệp Quảng Nam, Công ty TNHH MTV Lâm Quốc Thịnh.

Tuy nhiên, người dân không cảm thấy an tâm về giống cây trồng xâm nhập trôi nổi trên thị trường.

Hiện tại các huyện Hiệp Đức, Phước Sơn, Bắc Trà My...

hàng chục vườn ươm giống cây cao su, cây keo đua nhau mọc lên, nhưng khâu kiểm định chất lượng thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Hỗ trợ giống nuôi cấy mô

Theo Viện Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nguồn giống trong tỉnh nghèo nàn về chủng loại, các loại cây bản địa trồng nhưng chưa kiểm soát nguồn gốc giống.

Đến nay, chỉ mới kiểm soát được 15 - 20% số lượng nguồn gốc giống ở các dự án trồng rừng thuộc vốn Nhà nước.

Trong khi đó, việc sản xuất giống bằng công nghệ cao vẫn còn xa lạ.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), những năm gần đây, Nhà nước đã dành nguồn lực không nhỏ hỗ trợ các địa phương phát triển vùng ươm giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Nhờ vậy, đã nâng cao năng suất rừng trồng tăng bình quân từ 7 - 10m3/ha/năm lên 15 - 20m3/ha/năm cho các công trình, dự án rừng trồng trọng điểm.

Thời điểm này, cả nước có 166 giống cây lâm nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc gia nhưng số lượng giống được áp dụng vào sản xuất còn rất thấp (chiếm tỷ lệ 20%).

Trong khi đó, phân bổ các giống mới không đồng đều giữa các vùng, chưa gắn kết giữa công tác nghiên cứu, khuyến lâm với người sản xuất.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giống cây được công nhận nhiều, nhưng đưa vào sử dụng thực tế thì rất ít.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, trong tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, phải xem vấn đề giống cây lâm nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù giống lâm nghiệp trong nước có chất lượng, nhưng năng suất rừng trồng thuộc hàng lẹt đẹt nhất thế giới.

Ông Tuấn nêu dẫn chứng: các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia...

trồng rừng với chu kỳ 20 năm nhưng đạt năng suất 400m3/ha thì rừng trong nước chu kỳ 6 năm với năng suất chỉ 70m3/ha.

“Đầu tư cho giống lâm nghiệp thấp, mà nếu có đầu tư thì chưa đúng mục tiêu” - ông Tuấn nhìn nhận.

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành lâm nghiệp tỉnh triển khai “Cơ chế khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất bằng giống keo nuôi cấy mô” nhằm lập quy hoạch, hỗ trợ cơ sở sản xuất giống nuôi cấy mô và hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình, cá nhân trồng rừng bằng giống keo nuôi cấy mô.

Dự kiến tổng diện tích trồng rừng bằng giống keo nuôi cấy mô là 12 nghìn héc ta được triển khai tại 15 huyện trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2020, đưa tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh lên 1 triệu mét khối/năm; đưa diện tích trồng rừng bằng giống keo nuôi cấy mô do Nhà nước hỗ trợ giống và chủ đầu tư tự bỏ vốn trồng chiếm 30% diện tích rừng trồng keo toàn tỉnh.

Ông Lê Minh Hưng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nếu đầu tư đúng mức về cây giống, miền núi và trung du hoàn toàn có khả năng phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và nâng cao vị thế của ngành lâm nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp

Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.

18/02/2014
Tiếp Vốn Cho Doanh Nghiệp Đầu Tư Nông, Lâm Nghiệp Tiếp Vốn Cho Doanh Nghiệp Đầu Tư Nông, Lâm Nghiệp

Đó là Quỹ Xúc tiến đầu tư nông lâm nghiệp (APIF) thuộc Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp ở Bắc Kạn (3PAD).

15/04/2014
Tìm Hướng Đi Phù Hợp Do Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp Tìm Hướng Đi Phù Hợp Do Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp

Ngày 3/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và Sở NN-PTNT tỉnh này đã kiểm tra tình hình hoạt động của các Cty Lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ sau mấy năm thực hiện sắp xếp đổi mới lâm trường, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

04/03/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.