Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Nhìn thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang có thuận lợi là cửa ngõ của tỉnh; trình độ sản xuất của người dân khá đồng đều; huyện có những cánh đồng rộng ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Quang Minh, Hùng An, Đồng Tâm, Đồng Yên, Việt Vinh, Kim Ngọc, Hữu Sản, Liên Hiệp...
Song, cũng có hạn chế như tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn khi áp dụng KHKT và cơ giới hoá, làm giảm hiệu quả sản xuất. Trước khi huyện triển khai kế hoạch DĐĐT, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang được biết, việc DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng sẽ xây dựng được những cánh đồng mẫu, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.
Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân...
Triển khai kế hoạch, năm 2015 này huyện Bắc Quang lựa chọn DĐĐT thửa tại 2 xã có điều kiện thuận lợi nhất là xã Quang Minh và xã Vĩnh Phúc. Tại xã Quang Minh, chọn thôn Minh Tâm để làm điểm; tại xã Vĩnh Phúc, chọn thôn Vĩnh Ban làm điểm. Để thực hiện, huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban phát triển mỗi thôn 5 triệu đồng để xây dựng phương án triển khai.
Hỗ trợ Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của 2 xã, mỗi xã 10 triệu đồng xây dựng Đề án DĐĐT. Hỗ trợ kinh phí san gạt mặt ruộng, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, đắp bờ lô với mức 10 triệu đồng/ha đối với diện tích lúa 2 vụ và 5 triệu đồng/ha đổi với diện tích lúa 1 vụ.
Với việc chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách huyện và lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ xi măng cho nhân dân làm đường và kênh mương nội đồng, các vật liệu khác và nhân công do nhân dân đóng góp. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ cho vay thông qua việc “đầu tư có thu hồi” theo Đề án Thôn tự chủ, tự quản để thúc đẩy sản xuất.
Bắt tay vào cuộc, ngay từ cuối năm 2014, Bắc Quang huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tại xã Vĩnh Phúc, đã lựa chọn cánh đồng Bản Quyết, thôn Vĩnh Ban với quy mô 5,16ha; tại xã Quang Minh, chọn cánh đồng Nà Choòng, thôn Minh Tâm với quy mô 5,2 ha.
Các xã và các thôn triển khai tổ chức họp dân để tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia và được các hộ dân có ruộng đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đó, tại cánh đồng Bản Quyết, đã dồn điền được 73 ô thửa nhỏ thành 20 ô thửa lớn; tại cánh đồng Nà Chòong, bước đầu đã dồn được 12 ô thửa nhỏ thành 1 ô thửa lớn với quy mô 1,7 ha.
Cùng với đó, các xã huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân thi công được hàng trăm mét đường trục chính nội đồng với bề rộng mặt đường 3m; Nhà nước đầu tư xây dựng trên 1.100m kênh bê tông và nhân dân đào mới 220m kênh đất để thoát lũ, sửa chữa, nâng cấp 200m kênh xuống cấp.
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, chị Đỗ Thị Minh Lơ, Phó chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết: Trên cánh đồng DĐĐT, huyện chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chí “5 cùng” là “cùng làm đất; cùng giống; cùng bón một loại phân; cùng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh; cùng thu hoạch”.
Vụ Xuân năm nay, cánh đồng Nà Chòong được DĐĐT có diện tích hơn 1,7ha được thực hiện theo tiêu chí “5 cùng” đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Đầu tiên là tư duy sản xuất của người dân đến những diện tích lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và hứa hẹn một vụ năng suất.
Theo mục tiêu đề ra, Bắc Quang phấn đấu đến năm 2020, quyết tâm để cơ bản thực hiện xong việc DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng ở các cánh đồng tập trung thuộc các xã trọng điểm lúa, ngô của huyện như các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.
Trong năm 2015 này, xã Quang Minh sẽ thực hiện xong tại thôn Minh Tâm, và triển khai thêm 1 thôn; xã Vĩnh Phúc thực hiện xong thôn Vĩnh Ban và triển khai thêm 1 thôn.
Các xã Đồng Yên, Việt Vinh, Đồng Tâm, mỗi xã chọn 1 cánh đồng để thực hiện. Các xã thuộc vùng trong điểm lúa, ngô của huyện xây dựng phương án, đề án và các điều kiện để triển khai cho các năm sau, gồm các xã: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.
Related news

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.