Đổi Vận Nhờ Heo
Từng thất bại trắng tay vì đàn heo nhưng vợ chồng chủ trang trại Nguyễn Hồng Phước và Lê Thị Tâm ở thôn 1, xã AYun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cũng lại đổi vận nhờ chúng.
Trang trại của cợ chồng ông có vài chục con heo trắng hướng nạc, vài chục cặp heo địa phương và trên dưới 100 cặp heo rừng. Theo ông Phước, việc nuôi nhiều loại heo trong cùng một trang trại rất có lợi, đặc biệt là nguồn thức ăn.
Thức ăn cho heo rừng, heo địa phương ngoài cám gạo, các loại rau, củ, chuối cây, cỏ bắp chiếm tới 60- 70% thành phần thức ăn. Khi những con heo trắng hướng nạc "chê" thức ăn, heo rừng và heo địa phương sẽ sẵn sàng ăn lại vì chúng là dòng ăn tạp.
Mô hình "đa dạng hóa đàn heo" của vợ chồng ông bà bắt đầu từ sự đam mê giống vật này. Năm 2001, ông bà bắt đầu với đàn heo hướng nạc. Không may lứa đầu phải đối mặt với trận đại dịch trên địa bàn. Trắng tay nhưng không nản, năm sau ông bà lại bắt đầu. Ngoài việc nuôi lợn hướng nạc, họ nảy ra ý tưởng nuôi heo rừng. Ông vay mượn lặn lội vào tận Tây Ninh mua 4 con giống với giá xấp xỉ 40 triệu đồng. Heo rừng trước nay dân tình nơi này chưa ai nuôi, có người cho là ông chơi ngông.
Trời không phụ công người, giờ đây trang trại của ông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc cho các hộ gia đình, chủ trang trại tận Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa… Từ heo rừng, ông bà đã cho lai tạo với heo địa phương để cho ra một giống heo sọc dưa tạp ăn, thịt ngon, ít dịch bệnh và giá bán cũng rất cao, từ 120.000-150.000 đồng/kg.
Nuôi heo rừng tận dụng được mọi nguồn thức ăn, hạn chế dịch bệnh, giảm giá thành, việc đa dạng hóa đàn heo đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình. Ông Phước cho biết: Vào những dịp lễ tết, trang trại không đủ nguồn cung cho bạn hàng. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua, trang trại heo của ông đã thu về hơn 300 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin một số vùng rau của Hà Nội, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cực độc để phun cho rau. Ngành nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành rà soát lại các vùng RAT trên địa bàn cho thấy, đây là thông tin mang tính quy chụp, gây hoang mang dư luận...
Trong 2 năm (từ 2015 đến 2017), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai đề tài “Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện canh tác huyện Khánh Sơn".
Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.
Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.
Mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.