Đổi Vận Nhờ Heo

Từng thất bại trắng tay vì đàn heo nhưng vợ chồng chủ trang trại Nguyễn Hồng Phước và Lê Thị Tâm ở thôn 1, xã AYun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cũng lại đổi vận nhờ chúng.
Trang trại của cợ chồng ông có vài chục con heo trắng hướng nạc, vài chục cặp heo địa phương và trên dưới 100 cặp heo rừng. Theo ông Phước, việc nuôi nhiều loại heo trong cùng một trang trại rất có lợi, đặc biệt là nguồn thức ăn.
Thức ăn cho heo rừng, heo địa phương ngoài cám gạo, các loại rau, củ, chuối cây, cỏ bắp chiếm tới 60- 70% thành phần thức ăn. Khi những con heo trắng hướng nạc "chê" thức ăn, heo rừng và heo địa phương sẽ sẵn sàng ăn lại vì chúng là dòng ăn tạp.
Mô hình "đa dạng hóa đàn heo" của vợ chồng ông bà bắt đầu từ sự đam mê giống vật này. Năm 2001, ông bà bắt đầu với đàn heo hướng nạc. Không may lứa đầu phải đối mặt với trận đại dịch trên địa bàn. Trắng tay nhưng không nản, năm sau ông bà lại bắt đầu. Ngoài việc nuôi lợn hướng nạc, họ nảy ra ý tưởng nuôi heo rừng. Ông vay mượn lặn lội vào tận Tây Ninh mua 4 con giống với giá xấp xỉ 40 triệu đồng. Heo rừng trước nay dân tình nơi này chưa ai nuôi, có người cho là ông chơi ngông.
Trời không phụ công người, giờ đây trang trại của ông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc cho các hộ gia đình, chủ trang trại tận Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa… Từ heo rừng, ông bà đã cho lai tạo với heo địa phương để cho ra một giống heo sọc dưa tạp ăn, thịt ngon, ít dịch bệnh và giá bán cũng rất cao, từ 120.000-150.000 đồng/kg.
Nuôi heo rừng tận dụng được mọi nguồn thức ăn, hạn chế dịch bệnh, giảm giá thành, việc đa dạng hóa đàn heo đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình. Ông Phước cho biết: Vào những dịp lễ tết, trang trại không đủ nguồn cung cho bạn hàng. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua, trang trại heo của ông đã thu về hơn 300 triệu đồng.
Related news

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.