Đối Thoại Tháo Gỡ Khó Khăn Về Vốn Cho Người Nuôi Ngao

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.
Bà Phan Thị Tuyết Trinh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình cho biết: Đến cuối tháng 9-2013, Thái Bình có 1.752 doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn nuôi ngao với dư nợ cho vay đạt 457,6 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại huyện Tiền Hải.
Về cơ bản, các khoản cho vay có chất lượng tín dụng khá tốt, nhưng do nhiều nguyên nhân trên địa bàn hiện có chín khách hàng vay vốn nuôi ngao không hiệu quả, phát sinh nợ xấu với số tiền 1,7 tỷ đồng.
Thời gian qua mặc dù Thái Bình có sản lượng ngao nuôi hàng năm rất lớn, nhưng thị trường tiêu thụ biến động dẫn đến giá ngao thịt giảm, các hộ nuôi gặp khó khăn về tài chính.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình đã rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của những hộ nuôi ngao gặp khó khăn; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như tiếp tục đầu tư bổ sung vốn lưu động, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, áp dụng lãi suất ưu đãi…giúp khách hàng khôi phục sản xuất.
Đối với đầu tư phát triển nuôi ngao, Ngân hàng khẳng định trong thời gian tới sẽ ưu tiên vốn cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình tại các vùng nằm trong qui hoạch nuôi ngao của tỉnh.
Ngân hàng cũng sẽ tập trung vốn cho vay đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngao, đặc biệt là tiêu thụ xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định tâm lý các doanh nghiệp, hộ sản xuất, nâng cao giá trị nuôi trồng hải sản nói chung, nuôi ngao trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện đã phát triển được 34 ngàn hécta diện tích nuôi thủy sản, dự kiến năm 2015, đạt trên 45 ngàn tấn thủy sản các loại, tăng gần 27% so với thời điểm năm 2010.

Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý tình trạng cá nuôi lồng bè bị chết

Những năm gần đây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã thực hiện tốt việc chuyển đổi diện tích đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng NTTS tập trung đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho nông dân, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM của huyện.

Nhiều năm qua, mô hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL được nhiều nông dân áp dụng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, hệ thống thủy lợi… Vì vậy, việc sản xuất chưa được như mong muốn.

Hiện nay đang vào mùa mưa, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bước vào vụ thả tôm nuôi mùa nước lợ. Đối tượng thả nuôi năm nay chủ yếu là tôm càng xanh, do vụ mùa qua, nhiều nông dân trúng đậm vụ tôm càng xanh trên ruộng lúa, nhiều hộ đạt lợi nhuận gần 30 triệu đồng/ha.