Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu

Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu
Ngày đăng: 05/06/2015

“Thuận Phong Nhĩ” trên biển

Hằng năm, cứ đến tháng 6 là ngư trường Bạc Liêu lại sôi động vì hàng trăm ghe lưới lặn từ các tỉnh khác đổ về đánh bắt. Nguyên nhân chủ yếu là vào mùa này biển Bạc Liêu xuất hiện nhiều loài cá như cá sóc, cá rún, cá đù, cá ngao, cá lò... Đây là đối tượng đánh bắt chính của các tàu lưới lặn.

Nghề lưới lặn có rất đâu đời và là một nghề hết sức độc đáo của ngư dân Bạc Liêu nói riêng và ngư dân các tỉnh tiếp giáp biển nói chung. Mỗi ghe lưới lặn thường có công suất hơn 100CV (mã lực) với 15 - 20 ngư phủ. Trong đó, tài công chính cũng là người xác định vị trí của cá trong vùng biển. Tầm hoạt động của ghe lưới lặn có thể vươn đến vài trăm hải lý - nơi xuất hiện những đàn cá với số lượng lớn. Ghe lưới lặn không đánh bắt dài ngày mà chỉ ở trên biển từ 1 - 3 ngày vì họ biết chính xác vị trí nguồn cá cần đánh bắt.

Khi đánh bắt, tàu lưới lặn được thả trôi tự do trên biển và thợ lặn sẽ lặn xuống biển dùng tai để nghe, xác định vị trí đàn cá mà không dùng bất kỳ một thiết bị hỗ trợ lặn nào. Ông Trương Văn Cẩm, ngư phủ có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề (ở thị trấn Bắc Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến đánh bắt ở ngư trường Bạc Liêu) cho biết: “Chúng tôi thường lặn xuống độ sâu 2 - 5m nước. Tôi có thể nghe được tiếng cá trong bán kính hơn 3km. Mỗi loại cá phát ra âm thanh khác nhau. Cụ thể như cá lò, cá ngao thì kêu như tiếng cơm sôi; cá sóc thì kêu như tiếng gõ mõ; cá đù cũng kêu như tiếng cơm sôi nhưng chỉ mới sủi tăm… Khi nghe, mình biết đàn cá nào có nhiều con lớn thì bắt, đàn cá nào còn nhỏ thì chừa lại để sinh sôi, giữ nguồn lợi cho biển”.

Sau khi xác định vị trí đàn cá, người thợ lặn lên thuyền thúng báo địa điểm đánh bắt. Chiếc tàu cá lớn bủa lưới đánh bắt theo hình xoắn ốc cho đến khi bắt cả đàn. Có những đàn cá quá nhiều, tàu họ không chở hết, phải nhờ tàu quen chở cá về.

Nhiều quốc gia có nền công nghiệp biển tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Na Uy thì máy tầm ngư là thiết bị không thể thiếu của ngư dân khi ra khơi. Tuy nhiên, những “Thuận Phong Nhĩ” người Việt có thể nói là những máy tầm ngư chính xác. (Theo truyền thuyết, Thuận Phong Nhĩ là vị thần có mắt nhìn ngàn dặm, có tai nghe theo gió).

“Nghe” được tiếng cá

Nghề lưới lặn cho thu nhập cao. Một ghe lưới lặn có thể kiếm được từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ngày, tùy vào số lượng cá bắt được. Trung bình, những ngư phủ không thể “nghe” được tiếng cá có thu nhập từ 1 - 5 triệu đồng/ngày, còn người nghe tiếng cá có thu nhập cao hơn. Ngư phủ đi ghe lưới lặn gần như cầm chắc có lãi trong tay vì vốn đầu tư thấp nhưng việc đánh bắt rất hiệu quả.

Thông thường, một ghe lưới lặn chỉ có một người có khả năng “nghe” và xác định vị trí của cá dưới lòng biển . Bởi lẽ, đây là một bí quyết được lưu truyền theo hình thức cha truyền con nối và không phải ai cũng học được. Anh Trần Văn Điền - một “Thuận Phong Nhĩ” (ở thị trấn Bắc Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào Bạc Liêu đánh bắt cá, cho biết: “Nhà tôi đã 4 đời làm nghề lưới lặn. Riêng tôi thì vào nghề được 13 năm. Nghề này càng làm lâu thì khả năng “nghe” cá dưới biển càng xa. Các bậc cha chú có người đã “nghe” được tiếng cá trong bán kính 10km. Học nghề này rất gian nan. Người mới vào nghề phải phân biệt được tiếng nứt nẻ của đất, tiếng các loại cá, và phải biết chính xác vị trí của chúng. Ai học nghề này tôi cũng sẵn sàng dạy vì đang có nguy cơ thất truyền”.

Phần lớn người đánh cá hiện nay sử dụng nhiều loại cào điện và các máy tầm ngư tiên tiến. Họ đánh bắt mà không bảo tồn nguồn cá nhỏ. Bên cạnh đó, mặc dù lưới lặn là một nghề có thu nhập cao nhưng không phải ai cũng theo học vì nguy hiểm. Theo nhiều ngư dân làm nghề lưới lặn, Bạc Liêu là một trong ba ngư trường giàu tiềm năng cho nghề lưới lặn (gồm: Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau) vì nguồn lợi thủy hải sản còn nhiều.

Mùa lưới lặn ở Bạc Liêu bắt đầu từ giữa tháng 5 - 8. Vào những mùa khác trong năm, ngư dân lưới lặn ở Bạc Liêu cũng đi các tỉnh khác đánh bắt. Họ như những “nghệ sĩ” lang thang trên biển, lắng nghe tiếng thở của đại dương và góp phần vươn khơi giữ biển.


Có thể bạn quan tâm

Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí

Những ngày đầu năm mới, ngư dân vùng biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hết sức hồ hởi bởi trúng đậm “lộc” tôm nhí (tôm hùm con).

09/02/2014
Tàu Cá Đồng Loạt Vươn Khơi Tàu Cá Đồng Loạt Vươn Khơi

Ngày 5/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại cảng cá phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa - Phú Yên), 77 tàu cá của ngư dân cùng hàng trăm lao động đã đồng loạt ra quân hướng vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để khai thác cá ngừ đại dương.

09/02/2014
Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc

Trong 2 ngày mùng 4 và mùng 5 tết (ngày 2 và 3.2), ngư dân xã Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) xuất hành đầu năm mới, đã trúng đậm “lộc biển” cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc.

09/02/2014
Ra Khơi Trúng Lộc Đầu Năm Ra Khơi Trúng Lộc Đầu Năm

Sáng mùng 2 Tết (1/2/2014), bà con ngư dân ven biển rộn ràng chuẩn bị ra khơi hái lộc đầu năm. Thời tiết thuận lợi, ngày đẹp bà con ngư dân hồ hởi ra khơi, mang theo niềm hy vọng một mùa đánh bắt mới bội thu.

09/02/2014
Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.

09/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.