Doanh nhân Trung Quốc góp sức tiêu thụ vải thiều
Nhận thấy chất lượng quả vải thiều của huyện Lục Ngạn thơm ngon mang đặc trưng riêng, được khách hàng ưa chuộng nên cách đây hơn chục năm, những thương nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt tại Lục Ngạn để tận mắt thăm vùng sản xuất vải thiều và tìm hiểu thị trường.
Sau đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt công tác bảo đảm an ninh trật tự được tăng cường nên ngày càng có nhiều thương nhân Trung Quốc sang làm ăn, liên hệ đặt địa điểm thu mua vải thiều của các hộ dân trong huyện. Sự có mặt của nhiều thương nhân Trung Quốc tại Lục Ngạn đã tạo nên sự cạnh tranh khi thu mua vải thiều và cũng là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm.
Để tiện cho kinh doanh, thông thường mỗi điểm cân do một thương nhân Trung Quốc thuê của các hộ dân sở tại có một phiên dịch và hàng chục lao động làm thuê công nhật. Như nhiều thương nhân Trung Quốc khác, ngay từ đầu vụ thu hoạch, ông A Lý ở Giang Tây đã có mặt tại thị trấn Chũ để thu mua vải thiều.
Hiện bình quân mỗi ngày, ông gom một xe ô tô loại từ 12 – 13 tấn vải “hàng hoa”, giá từ 17 – 22 nghìn đồng/kg để đưa về quê tiêu thụ. Ông A Lý cho biết, đây là mùa vải thứ năm ông có mặt tại Lục Ngạn để trực tiếp lựa chọn, thu mua vải thiều của người dân. Ông rất phấn khởi vì công tác bảo đảm an ninh trật tự được chính quyền địa phương thực hiện tốt và không gặp phải phiền phức gì, vải Lục Ngạn ngon, đẹp nên công việc kinh doanh của ông khá suôn sẻ.
Còn anh A Sáng, A Thắng là hai người bạn thân đều ở Côn Minh đã rủ nhau đến phố Kim, xã Phượng Sơn buôn vải thiều ngay từ khi mới có vải chín sớm. Họ thuê hai điểm cân, mỗi điểm thu mua khoảng 13 tấn vải/ngày đưa về quê nhà.
Chị Lê Thị Hường ở phố Kim là chủ một điểm cân vải thiều cho thuê nói: “Thương nhân Trung Quốc đến thuê địa điểm tại nhà tôi để thu mua vải, họ đưa tiền nhờ tôi chi trả giúp cho người bán do họ trực tiếp lựa chọn. Mỗi tấn vải, tôi được trả 900 nghìn đồng. Số tiền này tôi hưởng một phần, còn lại thuê lao động làm các công việc như chuyển vải từ sọt của người bán xuống hoặc bốc vác lên xe, chọn vải, đóng thùng xốp… Tính ra cũng được vài triệu đồng mỗi ngày”.
Thương nhân Vương Ngọc ở Trịnh Châu – Hồ Nam đã có thâm niên sang thu mua vải thiều Lục Ngạn hơn chục năm nay cho biết: Tôi đã đến huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều được hơn một tháng rồi. Hiện tôi thuê 3 điểm thu mua vải thiều tại địa bàn xã Nghĩa Hồ và thị trấn Chũ, mỗi ngày đóng 5 – 6 xe ô tô loại 13 tấn (tương đương 65 – 78 tấn vải) để đưa về Trung Quốc tiêu thụ. Trong quá trình chọn mua vải, tôi mong bà con không “làm hàng”, tránh việc định giá mua rồi nhưng khi kiểm tra vải chất lượng không bảo đảm phải trả lại, dễ xảy ra tranh cãi.
Theo cơ quan chuyên môn, thời điểm này, huyện Lục Ngạn có gần 300 thương nhân Trung Quốc về địa phương thu mua vải thiều. Một mặt do chất lượng quả vải thiều ở Lục Ngạn cao hơn nơi khác, mặt khác do chính quyền địa phương làm tốt công tác hỗ trợ nhân dân thu hoạch và tiêu thụ vải thiều nên đã thu hút được ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc về Lục Ngạn.
Tại đây, thương nhân Trung Quốc được tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại và lựa chọn, mua bán vải thiều. Trong giao thương, sinh hoạt, họ khá thông thạo địa bàn, thân thiện, mua bán sòng phẳng và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.
Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.
Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.
Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.