Doanh nghiệp đầu tàu đất Chín Rồng

Qua 2 năm triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, đã có một số DN tổ chức SX hiệu quả, nổi lên như một điểm sáng trên đất Chín Rồng.
Ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty TNHH Trung An, phường Trung Kiên (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) khẳng định, để tái cơ cấu thành công thì phải làm cho được cánh đồng lớn (CĐL).
Cty đã liên kết với nông dân 4 tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang xây dựng CĐL với tổng diện tích khoảng 10.000 ha.
"Để đạt được mục tiêu đề ra, Cty đã ký kết với Sóc Trăng thực hiện 2.300 ha CĐL, kết quả đến nay đã đạt được 1.500 ha. Ký kết với Cần Thơ và đã thực hiện được 2.000/3.000 ha kế hoạch.
Mặc dù chưa ký kết với ngành chủ quản nhưng Cty đã về Kiên Giang liên kết với nông dân thực hiện được 1.200 ha và tại An Giang 500 ha.
Với diện tích đã thực hiện thì vẫn chưa đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu để XK. Gạo của chúng tôi bán được giá là do liên kết với nông dân SX lúa đạt chất lượng cao và có truy xuất nguồn gốc", ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, muốn thực hiện CĐL thành công thì DN phải biết chia sẻ lợi nhuận cùng bà con. DN đóng vai trò chủ đạo chính trong chuỗi liên kết SX. Đề nghị Chính phủ có thêm chính sách cho DN tích cực tham gia xây dựng CĐL như hỗ trợ cơ giới hóa...
Ông Bùi Văn Ngọ, GĐ Cty TNHH Cơ khí nông công nghiệp nói: "Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp là cực kỳ quan trọng trong tái cơ cấu. Qua khảo sát của các chuyên gia thì tổn thất sau thu hoạch hằng năm ở ĐBSCL khoảng 12%, mất tới 25.000 tỷ đồng.
Với số tiền này Cty đảm bảo đầu tư được hơn 1.000 máy sấy công suất 400 tấn/mẻ, bình quân 400.000 tấn lúa/ngày. Trong 3 tháng sấy 12 triệu tấn lúa thì sẽ không còn cảnh tạm trữ lúa gạo. Lúa chủ động khâu làm khô đạt chuẩn thì không lo thương lái ép giá.
Điển hình như Cty TNHH Trung An đã mạnh dạn liên kết với nông dân và đầu tư máy nông nghiệp phục vụ SX, chế biến sản phẩm gạo chất lượng nên bán được giá cao. Sở dĩ lúa gạo luôn trúng mùa rớt giá là do thiếu hệ thống máy sấy và kho dự trữ...
Tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cấp thiết. Việc cần làm trước tiên là đẩy mạnh cơ giới hóa vào SX, đặc biệt là khâu chế biến. Giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ phát triển bền vững”.
Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, HTX SX 1.500 ha CĐL và sẽ mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo.
Năm 2015 xã viên SX được khoảng 20.000 tấn lúa thương phẩm. Năng lực sấy khô và chế biến của HTX là 20.000 tấn lúa/năm. Nếu được vay vốn ưu đãi thì HTX sẽ giúp nhiều nông dân hưởng lợi như đề án tái cơ cấu đề ra.
Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hợp đồng liên kết thành công chỉ khoảng 42.605 ha, đạt 55%.
Ngoài ra, 16 DN thuộc Hiệp hội Lương thực VN tại 8 tỉnh khu vực ĐBSCL thí điểm liên kết SX được 12.886 ha, trong đó ký hợp đồng thực tế được hơn 9.923 ha, đạt trên 80%. Vụ ĐX 2014-2015 toàn vùng thực hiện được 130.332 ha CĐL, đạt 77,2% kế hoạch, trong đó diện tích ký kết hợp đồng thu mua 61.709 ha, đạt 47%...
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.

Hóc Môn là một trong những huyện của TPHCM đang chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng… đã có được sự thành công nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời.

Ngoài ra, anh Phạm văn Phong, chủ vựa dừa kế bên cũng cho hay: Giá dừa giảm cũng do các bạn hàng phía Bắc hạn chế mua dừa tươi vì thị trường Trung Quốc hiện chủ yếu thu mua dừa khô (loại dừa xiêm xanh, nặng trên 1 kg).