Doanh nghiệp đầu tàu đất Chín Rồng
Qua 2 năm triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, đã có một số DN tổ chức SX hiệu quả, nổi lên như một điểm sáng trên đất Chín Rồng.
Ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty TNHH Trung An, phường Trung Kiên (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) khẳng định, để tái cơ cấu thành công thì phải làm cho được cánh đồng lớn (CĐL).
Cty đã liên kết với nông dân 4 tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang xây dựng CĐL với tổng diện tích khoảng 10.000 ha.
"Để đạt được mục tiêu đề ra, Cty đã ký kết với Sóc Trăng thực hiện 2.300 ha CĐL, kết quả đến nay đã đạt được 1.500 ha. Ký kết với Cần Thơ và đã thực hiện được 2.000/3.000 ha kế hoạch.
Mặc dù chưa ký kết với ngành chủ quản nhưng Cty đã về Kiên Giang liên kết với nông dân thực hiện được 1.200 ha và tại An Giang 500 ha.
Với diện tích đã thực hiện thì vẫn chưa đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu để XK. Gạo của chúng tôi bán được giá là do liên kết với nông dân SX lúa đạt chất lượng cao và có truy xuất nguồn gốc", ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, muốn thực hiện CĐL thành công thì DN phải biết chia sẻ lợi nhuận cùng bà con. DN đóng vai trò chủ đạo chính trong chuỗi liên kết SX. Đề nghị Chính phủ có thêm chính sách cho DN tích cực tham gia xây dựng CĐL như hỗ trợ cơ giới hóa...
Ông Bùi Văn Ngọ, GĐ Cty TNHH Cơ khí nông công nghiệp nói: "Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp là cực kỳ quan trọng trong tái cơ cấu. Qua khảo sát của các chuyên gia thì tổn thất sau thu hoạch hằng năm ở ĐBSCL khoảng 12%, mất tới 25.000 tỷ đồng.
Với số tiền này Cty đảm bảo đầu tư được hơn 1.000 máy sấy công suất 400 tấn/mẻ, bình quân 400.000 tấn lúa/ngày. Trong 3 tháng sấy 12 triệu tấn lúa thì sẽ không còn cảnh tạm trữ lúa gạo. Lúa chủ động khâu làm khô đạt chuẩn thì không lo thương lái ép giá.
Điển hình như Cty TNHH Trung An đã mạnh dạn liên kết với nông dân và đầu tư máy nông nghiệp phục vụ SX, chế biến sản phẩm gạo chất lượng nên bán được giá cao. Sở dĩ lúa gạo luôn trúng mùa rớt giá là do thiếu hệ thống máy sấy và kho dự trữ...
Tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cấp thiết. Việc cần làm trước tiên là đẩy mạnh cơ giới hóa vào SX, đặc biệt là khâu chế biến. Giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ phát triển bền vững”.
Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, HTX SX 1.500 ha CĐL và sẽ mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo.
Năm 2015 xã viên SX được khoảng 20.000 tấn lúa thương phẩm. Năng lực sấy khô và chế biến của HTX là 20.000 tấn lúa/năm. Nếu được vay vốn ưu đãi thì HTX sẽ giúp nhiều nông dân hưởng lợi như đề án tái cơ cấu đề ra.
Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hợp đồng liên kết thành công chỉ khoảng 42.605 ha, đạt 55%.
Ngoài ra, 16 DN thuộc Hiệp hội Lương thực VN tại 8 tỉnh khu vực ĐBSCL thí điểm liên kết SX được 12.886 ha, trong đó ký hợp đồng thực tế được hơn 9.923 ha, đạt trên 80%. Vụ ĐX 2014-2015 toàn vùng thực hiện được 130.332 ha CĐL, đạt 77,2% kế hoạch, trong đó diện tích ký kết hợp đồng thu mua 61.709 ha, đạt 47%...
Related news
EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.
Chỉ còn khoảng 3-5 ngày nữa, vựa vải thiều Thanh Hà sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Thời điểm này, các nhà vườn vải thiều ở các vùng vải trọng điểm như Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn... (huyện Thanh Hà) cũng đã bắt đầu rục rịch vào vụ thu hoạch. Dọc hai bên tỉnh lộ 390, các chủ vựa thu mua vải thiều đã bắt đầu hoạt động tấp nập.
Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.