Doanh nghiệp chưa tận dụng tốt ưu đãi từ FTA
Tại hội thảo về quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) ở TP.HCM tổ chức ngày 21-10, ông Nguyễn Quan Phúc - đại diện Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương - cho biết:
VN đã và sắp ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với các nước, muốn các hiệp định này trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O).
Tuy nhiên thời gian qua hầu hết doanh nghiệp VN chưa tận dụng được những ưu đãi về nguồn gốc xuất xứ mà các FTA đem lại.
Chẳng hạn với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), trong năm 2014 tỉ lệ sử dụng C/O ưu đãi của các doanh nghiệp ở VN chỉ có 25%, nghĩa là gần 75% hàng từ VN xuất sang các nước trong khu vực ASEAN không sử dụng các ưu đãi nguồn gốc xuất xứ theo quy định trong hiệp định này.
Ngay cả xuất hàng đi thị trường Trung Quốc, tỉ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi C/O trong năm 2014 chỉ còn 33%, giảm so với 35% năm 2013.
Tương tự đối với thị trường Nhật Bản năm 2014 chỉ có 34% C/O được hưởng ưu đãi, duy chỉ có thị trường Hàn Quốc tỉ lệ tận dụng ưu đãi C/O có tốt hơn với trên 80%.
Theo đại diện Bộ Công thương, để tận dụng tốt các doanh nghiệp cần tìm hiểu, tra cứu kỹ những quy tắc xuất xứ cho từng danh mục hàng hóa quy định, đảm bảo hàng có xuất xứ thỏa mãn tiêu chuẩn xuất xứ đúng như quy định trong các FTA.
Có thể bạn quan tâm
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo VASEP, năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.
Năm 1990 là năm đầu tiên các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh được xuất khẩu trực tiếp và đạt được 31 triệu USD. Cho đến nay, sau 23 năm phấn đấu, ngành thủy sản tỉnh tự hào với chỉ tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2013 là do nguồn cung của một số nước trên thế giới bị sụt giảm vì dịch bệnh, đẩy giá tôm liên tục tăng cao.