Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nghiệp chế biến tinh bột cá sống dở chết dở

Doanh nghiệp chế biến tinh bột cá sống dở chết dở
Publish date: Friday. August 7th, 2015

Những dàn máy “khủng”, đầu tư hàng chục tỷ đồng gần như đang phải “đắp chiếu”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho hay, phát huy lợi thế xã ven biển, hơn 10 năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột cá xuất khẩu sang Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi.

Thời điểm cách đây 2 năm về trước, nhiều Cty, cơ sở ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, chủ yếu là phụ nữ lao động phổ thông có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hơn một năm nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) hoạt động cầm chừng, duy trì sản xuất chỉ để giải quyết việc làm cho công nhân.

“Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu đầu vào và giá đầu ra bấp bênh”, ông Hùng nói. Cũng theo ông Hùng, những DN có nguyên liệu để sản xuất thì lại rơi vào thời điểm giá tinh bột cá giảm sâu buộc họ phải đưa vào kho đông lạnh bảo quản. Trong khi đó, nguồn vốn chủ yếu đi vay, lãi mẹ đẻ lãi con, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của DN.

Từ đầu năm đến nay dù tìm nguồn hàng khắp nơi nhưng mãi đến đầu tháng 7 Cty TNHH Châu Tuấn – Hải Thanh mới thu mua được một ít cá về xay. Nhìn dáng người gầy rộc của Giám đốc Cty Nguyễn Thị Liên đủ biết chị lo lắng thế nào khi phải chèo lái Cty vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Cty TNHH Châu Tuấn thành lập năm 2002, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu, thuyền. Đến năm 2012, Cty quyết định đầu tư 14 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột cá với công suất 4.000 tấn thành phẩm/năm.

Sau khi hoàn thiện nhà máy, đầu năm 2013 mẻ cá đầu tiên được đưa vào xay. Tuy nhiên, mới xay được mấy chục tấn bột thì ngư dân mất mùa, nguyên liệu khan hiếm khiến Cty lâm vào cảnh khó khăn. “Tổng kết cuối năm nhà máy xuất được 120 tấn bột, bán với giá 28 triệu đồng/tấn, doanh thu chỉ đạt hơn 3,3 tỷ đồng”, chị Liên nhớ lại.

Năm 2014 nguồn nguyên liệu dồi dào hơn một chút thì đúng lúc máy móc trục trặc dẫn đến sản lượng bột xay trong năm chỉ được hơn 50 tấn.

Chị Liên thở dài: “Năm nay là năm thứ 3 chúng tôi mất mùa rồi. Như trước đây, khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch cá ngập tràn nhưng 3 năm nay chúng tôi phải lặn lội xuống tận các huyện khác trong tỉnh, thậm chí đi tỉnh ngoài để mua cá nhưng cũng không có. Bây giờ càng xay càng sợ lỗ”. Cũng theo chị Liên, nếu nguồn nguyên liệu đảm bảo, mỗi năm nhà máy có thể sản xuất được 2.000 tấn bột/năm, lợi nhuận đạt hàng tỷ đồng.

“Hiện nay chi phí sản xuất một tấn bột cá hết hơn 3,5 triệu đồng (gồm: cá, than, điện, công lao động). Bán với giá bột 28 triệu đồng/tấn thì lợi nhuận mới đủ trang trải tiền lương và tiền điện. Còn tiền lãi ngân hàng chúng tôi đang phải lấy từ lợi nhuận bên sửa chữa tàu, thuyền để bù vào”, chị Liên nói. Được biết, từ đầu năm đến nay Cty TNHH Châu Tuấn mới SX được 150 tấn cá nguyên liệu.

Cùng chung cảnh ngộ, chủ cơ sở chế biến tinh bột cá Hoàng Lang, ông Trần Hùng Vương than thở: “Hai năm nay thị trường nội địa tiêu thụ ít trong khi giá bột bên Trung Quốc thu mua giảm mạnh, hàng sản xuất ra phải bảo quản nằm chờ giá nên tiền lãi “ăn” hết cả lợi nhuận”.

Cũng theo ông Vương, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì không chỉ cơ sở của ông mà hơn 10 DN chế biến tinh bột cá khác trên địa bàn Tĩnh Gia sẽ chẳng biết đi đâu về đâu.


Related news

Nghệ An Phát Triển Nghề Nuôi Thủy Sản Nghệ An Phát Triển Nghề Nuôi Thủy Sản

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Wednesday. May 14th, 2014
Ươm Tôm Con Trước Khi Nuôi Mô Hình Hiệu Quả Ươm Tôm Con Trước Khi Nuôi Mô Hình Hiệu Quả

Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.

Wednesday. May 14th, 2014
Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.

Wednesday. May 14th, 2014
Nuôi Bò Sữa Hướng Phát Triển Bền Vững Nuôi Bò Sữa Hướng Phát Triển Bền Vững

Trong lúc chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫn mang lại thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đây đang là hướng phát triển chủ lực của nhiều địa phương.

Wednesday. May 14th, 2014
Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Hội Thảo Mô Hình Trình Diễn Giống Vịt Siêu Thịt Super M2 Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Hội Thảo Mô Hình Trình Diễn Giống Vịt Siêu Thịt Super M2

Sáng ngày 09/5/2014, tại ấp Tân Lập, xã Tân An. Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu (An Giang) tổ chức Hội thảo mô hình trình diễn giống vịt siêu thịt Super M2, có trên 50 bà con nông dân đến từ các xã trên địa bàn thị xã Tân Châu tham dự.

Wednesday. May 14th, 2014