Đổ Xô Khai Thác Tôm Hùm Trắng
Tại Phú Yên gần 1 tháng qua, mỗi sớm, trên những bãi biển thuộc các xã An Ninh Đông, An Hải, An Hòa (huyện Tuy An), Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa), Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) luôn nhộn nhịp. Trên bờ, các thương lái chờ sẵn với thùng xốp, máy sục khí ôxy.
Sáu giờ, nhiều ngư dân vội vã chèo thúng chai vào bờ để kịp giao những con tôm hùm trắng còn búng tanh tách cho thương lái để bán lại cho các bè ươm nuôi tôm hùm thương phẩm. Cảnh mua bán nhộn nhịp diễn ra ngay trên bờ biển. Thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm trắng và trả tiền ngay cho ngư dân.
Ông Trần Văn Sỹ (xã An Ninh Đông) cho biết vừa bắt được 42 con tôm hùm trắng. “Giá tôm hùm giống dù đã hạ nhưng vẫn còn 230.000 đồng/con, chỉ trong một đêm, 2 cha con tôi kiếm được gần 10 triệu đồng. Chỉ một đêm mà bằng nhà tôi làm ruộng cả mùa” - ông Sỹ hào hứng. Kế bên, ông Huỳnh Chiến Thắng (ngụ xã An Ninh Đông) cùng 2 con mở thùng đựng tôm ra đếm: 51 con. “Nếu suốt năm đều được như vầy, chắc tôi cất nhà to” - ông Thắng vui ra mặt.
Tôm hùm trắng là tôm hùm con mới nở ngoài khơi, theo sóng dạt vào gần bờ, nhiều nhất ở vùng biển có san hô hoặc ghềnh đá. Mỗi năm, tôm hùm trắng chỉ xuất hiện vào mùa biển động, tức từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.
Đoán biết được thời gian tôm hùm trắng xuất hiện nên ngư dân đổ xô ra biển khai thác bằng nhiều phương thức, trúng nhất là với mành tôm. Người dân chèo thuyền ra các ghềnh đá rồi thả lưới có kích cỡ nhỏ, chong đèn để tôm theo ánh sáng bám vào, cứ vậy kéo lên bắt.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển mạnh, trong khi trên thế giới chưa nơi nào nghiên cứu thành công việc cho tôm hùm sinh sản nhân tạo, chỉ dựa vào con giống tự nhiên nên giá tôm hùm giống ngày càng cao.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, hiện tỉnh này có trên 700 thuyền hành nghề mành tôm. Phần lớn đều là những thuyền có công suất nhỏ, chưa có vốn chuyển đổi, chỉ đánh bắt gần bờ nhưng thu nhập lại rất cao.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.
Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.
Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều
Do đó, vấn đề còn lại để thực hiện tốt vấn đề ATVSTP trong thủy sản Việt Nam là kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và trong quá trình nuôi trồng mà VietGAP là một trong những quy trình sản xuất tốt giúp đảm bảo điều đó.
Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.