Nuôi Tôm Theo Kiểu Phong Trào

Nuôi tôm theo kiểu phong trào ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi như hiện nay là không bền vững...
Sau thời gian lao đao, gần đây do giá tôm thẻ chân trắng tăng nên nhiều hộ dân ở vùng ven biển Quảng Ngãi đổ xô nuôi tôm. Đáng chú ý là người dân nuôi tôm theo kiểu phong trào, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp về lịch thời vụ, môi trường ao nuôi, nguy cơ dẫn đến thất bát là điều khó tránh khỏi.
Vài năm trở lại đây, khi con tôm thẻ chân trắng có giá trở lại thì dòng sông Kinh Giang, đoạn qua thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh bị “xẻ thịt” từng ô bàn cờ để nuôi tôm. Có người còn bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, thả tôm giống ồ ạt, trái với lịch thời vụ. Việc làm này đã dẫn đến những hệ quả do thiên tai gây ra. Trong trận lũ lịch sử vào trung tuần tháng 11 năm ngoái, hàng chục hồ nuôi tôm ở đây bị nước lũ tràn vào, cuốn trôi toàn bộ tôm nuôi.
Ông Lê Bền, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh khê, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Bà con nghĩ tháng 9, tháng 10 hiền nên xuống giống hết. Mới xuống mươi bữa, nửa tháng, bà con thiệt thại đôi trăm triệu. Bây giờ bà con trắng tay hết”.
Sau lũ dữ, người nuôi tôm ở xã Tịnh Khê vội vàng sửa chữa lại hồ nuôi tôm. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây lại “sốt” lên. Người có điều kiện kinh tế không chỉ đầu tư nuôi trên diện tích ao nuôi của mình mà còn thuê hồ khác để thả tôm. Có những gia đình bỏ đi biển tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhiều hộ còn vay “nóng” để nuôi tôm.
Chị Nguyễn Thị Lê Dung ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Trước kia, làm nghề biển lỗ, thấy hồ dơ quá, tôi bỏ luôn. Tôi chưa nuôi nhưng đầu tư gần 200 triệu đồng rồi. Nếu bỏ giống là cả 300 triệu đồng nữa. Tại thấy bà con làm hết, mình phải làm, không có vốn thì phải vay”.
Một số người nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê cho biết, sở dĩ bà con ở đây “mê” nuôi tôm thẻ chân trắng là do mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ chân trắng thắng lớn về năng suất lẫn giá cả. Mặt khác, thời gian gần đây nhiều nước trên thế giới rất chuộng tiêu thụ tôm thẻ, vì thế mà kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ của nước ta tăng mạnh và người nuôi thu lãi nhiều nhờ bán được giá cao.
Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm vẫn chủ quan về bài học “được mùa mất giá” có thể xảy ra khi phong trào nuôi tôm ồ ạt như hiện nay. Ông Võ Văn Tàu, một người nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Nếu giá khoảng 80.000 đồng/kg thì người nuôi tôm có lãi, nếu 70.000 đồng/kg thì bà con lỗ chắc”.
Việc bùng nổ tôm thẻ đang bộc lộ nhiều bất cập. Diện tích tôm thẻ phát triển quá nhanh sẽ phá vỡ qui hoạch, vượt khả năng kiểm soát của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Đây là điều mà ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương lo lắng khi diện tích tôm thẻ chân trắng dự báo tăng đột biến trong năm nay.
Ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Việc phát triển nuôi tôm như thế này không mang tính bền vững, chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm người, một sô hộ. Trước tình hình phát triển nóng như thế này, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền địa phương”.
Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng nuôi theo kiểu phong trào ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh như hiện nay là không bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.

Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.