Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại

Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại
Ngày đăng: 09/05/2015

Theo quyết định này, mức hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được quy định như sau:

- Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại từ 30 - 70%; hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;

- Lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/100m3 lồng.

Ngoài ra, căn cứ phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hỗ trợ cụ thể cho các hộ bị thiệt hại theo quy định trên và vận dụng hỗ trợ cho các hộ nuôi loại thủy sản cùng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá mức hỗ trợ đã được quy định. Đồng thời, trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (giống thủy sản) thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2012.

Tags: chinh sach ho tro thuy san, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá quả (cá lóc) Kỹ thuật nuôi cá quả (cá lóc)

1. Ðặc điểm sinh học và sinh sản Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

19/03/2015
Kỹ thuật nuôi cá lóc bông Kỹ thuật nuôi cá lóc bông

Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier & Valencienes 1831) là loài cá dữ, nhưng thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng. Kích cỡ cá lớn nhất đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg. Cá thành thục vào 23 - 24 tháng tuổi.

19/03/2015
Phòng bệnh cho cá lóc Phòng bệnh cho cá lóc

Trong nuôi cá nói chung và cá lóc nói riêng, việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Bởi phòng bệnh là tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào hệ thống ương nuôi, hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển, trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế cuối cùng.

19/03/2015
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất

I. Kỹ thuật ương nuôi cá lóc: 1. Ương cá bột 5 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6 cm) thành cá giống 60 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6-12 cm).

19/03/2015
Nuôi tôm càng xanh luân canh lúa trái vụ thu lãi lớn Nuôi tôm càng xanh luân canh lúa trái vụ thu lãi lớn

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.

19/03/2015