Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại

Theo quyết định này, mức hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được quy định như sau:
- Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại từ 30 - 70%; hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/100m3 lồng.
Ngoài ra, căn cứ phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hỗ trợ cụ thể cho các hộ bị thiệt hại theo quy định trên và vận dụng hỗ trợ cho các hộ nuôi loại thủy sản cùng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá mức hỗ trợ đã được quy định. Đồng thời, trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (giống thủy sản) thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2012.
Tags: chinh sach ho tro thuy san, nuoi trong thuy san
Related news

Tôm hùm (tên gọi chung của một nhóm giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm tôm hùm phát triển. Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động; đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Bệnh mềm vỏ thường xảy ra ở tôm nuôi. Tôm bị bệnh có các biểu hiện: vỏ mềm, mỏng; vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề…; tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa. Tôm bị mềm vỏ thường yếu ớt, phát triển chậm, có thể chết rải rác.

Oxy hòa tan: Oxy hòa tan là một trong các yếu tố quan trọng của ao nuôi và cần thiết cho vụ nuôi thành công. Lượng oxy hòa tan biến động theo chu kỳ quang hợp và hô hấp của tảo trong ao nuôi.

Nước với pH thấp thì có tính acid và ngược lại với pH cao thì có tính kiềm. pH lý tưởng cho hần lớn động vật thủy sản nằm trong khoảng từ 06 – 8,5. pH thấp có thể làm động vật thủy sản suy giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và có thể dể dàng nhiễm bệnh hơn.

Phospholipid và cholesterol là hai chất béo thiết yếu cho tôm he (penaeid - bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của chúng ở giai đoạn tôm con (juvenile) còn rất hạn chế.