Đề Phòng Bọ Vòi Voi Gây Hại Trên Dừa
Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, hiện nay bọ vòi voi đã xuất hiện trên dừa tại một số tỉnh Nam Bộ và có khả năng lây lan trên diện rộng nếu không có giải pháp phòng trị kịp thời.
Vòi voi là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen, cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Khi trưởng thành, bọ vòi voi sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuốn trái. Chiều dài bọ vòi voi trưởng thành khoảng 7 - 8 mm, chiều ngang khoảng 1,5 mm. Ấu trùng màu vàng lợt (chưa xác định được tuổi), sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Trái dừa bị hại thường có 3 - 5 con Bọ vòi voi trưởng thành.
Ấu trùng rất ít. Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuống trái. Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm (có thể do phân ấu trùng thải ra). Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa (giai đoạn trái non). Nếu trái dừa bị nhiều vết gây hại làm cho trái bị rụng sớm (tấn công trái 3 tháng).
Có thể bạn quan tâm
Bọ dừa được ghi nhận gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ Cau, Dừa, trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng nhất là cây còn non.
SX trồng trọt tỉnh Bến Tre là thế mạnh, kinh tế vườn đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu hướng tới sản phẩm sạch
Nhiều năm nay, trái dừa xiêm xanh Bến Tre được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thu nhập từ cây dừa vì vậy cũng tăng cao gấp nhiều lần so với cây lúa.
Tôi muốn cải tạo vườn dừa đã già cỗi để trồng lại dừa dứa, nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn kỹ thuật để tôi trồng dừa đạt năng suất, hiệu quả?
UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác xử lý sâu đầu đen.