Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp

Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp
Ngày đăng: 09/10/2014

Sóc Trăng là vùng đất thích hợp với nhiều giống cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Năm Roi Kế Thành, cam sành Ba Trinh, nhãn tím Phong Nẫm.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Cây vú sữa thường cho thu hoạch sớm vào giữa tháng 11 âm lịch, kéo dài đến Tết nguyên đán, nên hiện tại đang là mùa vú sữa ra hoa đậu trái. Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt.

Bà con cho biết, khoảng 10 năm trước, hầu hết các hộ ở Đại Tâm đều có trồng vú sữa trong vườn nhà, hộ ít nhất cũng vài gốc, có hộ vườn vú sữa rộng đến vài hacta. Nhưng hiện nay thì chỉ còn vài hộ trồng vú sữa, nếu có trồng thì cũng không chăm sóc nhiều và khi cây suy kiệt thì không trồng mới.

Khi được hỏi về nguyên nhân, người dân ở đây cho biết, trồng vú sữa khoảng 3 - 4 năm mới cho trái, một năm cho trái một lần.

Vài năm gần đây, cây bị sâu bệnh nhiều, nhiều loại vú sữa lai ghép xuất hiện dần cạnh tranh với vú sữa được trồng bằng hạt; Thêm vào đó là những cây suy kiệt không được nông dân chăm sóc - trồng mới nên diện tích vú sữa tím bị thu hẹp, năng suất và chất lượng trái giảm, nên thu nhập không bao nhiêu.

Như hộ chị Thạch Thị Thu Thảo ở ấp Tâm Thọ, xã Đại Tâm, nhà có hơn 4 công đất, 5 gốc vú sữa chiếm diện tích chừng một công, mỗi năm thu hoạch nhiều nhất khoảng 400 kg trái, giá bán từ 7 ngàn đến 15 ngàn/kg, thu về chỉ được 6 triệu đồng. Trong khi đó trên các diện tích còn lại, với một công đất trồng rau màu quanh năm cũng thu về từ 30 – 40 triệu đồng.

Chị cho biết “Bây giờ vú sữa bị bệnh nhiều quá, một năm chỉ cho thu hoạch một lần, cây cao rồi không có xịt thuốc gì được nên sâu bệnh rất nhiều, giá bán cao thì 15 ngàn, có khi xuống còn 7 – 8 ngàn đồng/kg không chừng. So với trồng màu hiệu quả kém hơn rất nhiều”.

Xã Đại Tâm hiện có gần 2.500 ha đất trồng trọt, trong đó chỉ có vài chục ha trồng cây ăn trái, hầu hết bà con chuyển sang canh tác lúa hoặc rau màu. Tuy nhiều nông dân ở đây có kinh nghiệm trồng vú sữa, xã lại có tuyến quốc lộ đi qua rất dễ giao thương buôn bán, nhưng xét về giá trị kinh tế thì vú sữa không bằng các loại cây trồng khác.

Trên một diện tích, nếu nhà nông trồng lúa, màu, hoặc áp dụng các mô hình chăn nuôi, sẽ cho thu nhập thường xuyên và ổn định hơn vú sữa rất nhiều. Ông Ngô Quang Thế - Phó chủ tịch UBND xã Đại Tâm cho biết, xã tập trung khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả về kinh tế, riêng vú sữa tím rất khó để duy trì ổn định diện tích:

Trong giai đoạn Sóc Trăng đang quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh, xã Đại Tâm nói riêng và huyện Mỹ Xuyên nói chung được đánh giá là có thế mạnh nhiều nhất về trồng lúa, rau màu, nuôi thủy sản và chăn nuôi bò sữa.

Trong lúc này, huyện Kế Sách đang có nền tảng rất tốt để phát triển mô hình trồng chuyên canh cây ăn trái, trong đó có hơn 1.500 ha trồng vú sữa. Như vậy, các diện tích trồng vú sữa ở Đại Tâm bị thu hẹp để thay thế cho các mô hình tiềm năng khác là điều hợp lý và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông

Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.

11/02/2015
Tín Hiệu Vui Từ Ngành Nông Nghiệp Quản Bạ Tín Hiệu Vui Từ Ngành Nông Nghiệp Quản Bạ

Với nhiều cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống... ngành Nông nghiệp Quản Bạ đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.

11/02/2015
Nâng Niu Giống Mới Cao Nguyên Nâng Niu Giống Mới Cao Nguyên

Kết thúc năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện, nhất là trong triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình khảo nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. Thành công đó đến từ nỗ lực lớn của 26 cán bộ, nhân viên Trung tâm với trách nhiệm cao, tạo thêm nhiều giống mới trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

11/02/2015
Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.

11/02/2015
Ổn Định Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Cao Nguyên Đá Ổn Định Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Cao Nguyên Đá

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

11/02/2015