Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng
Ông Nguyễn Văn Học - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp số 2 (gọi tắt là HTX số 2), xã Gáo Giồng cho biết, tổng diện tích sản xuất của HTX số 2 là 1.603ha với 409 thành viên. Từ năm 2015, nhờ đầu tư hệ thống đê bao khép kín nên tất cả diện tích trên được sản xuất 3 vụ lúa/năm. Để giải quyết đầu ra của nông sản, chi bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban quản lý điều hành và đoàn thể của HTX số 2 vận động nông dân tham gia cánh đồng liên kết theo hướng sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa có hiệu quả.
Năm 2014, HTX số 2 đại diện ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân (gọi tắt là Công ty Hiếu Nhân) bao tiêu 336ha/năm sản xuất lúa chất lượng cao (Nàng hoa 9) với giá từ bằng giá thị trường trở lên. Đến năm 2015, diện tích bao tiêu tăng lên 800ha/năm, nhờ đó mà nông dân có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài liên kết với Công ty Hiếu Nhân, HTX số 2 còn kết nối với Công ty Lương thực Tân Hồng để hợp đồng với các thành viên trong HTX số 2 sản xuất lúa giống loại 4900, VD 20, 6976 với tổng diện tích lên đến hàng chục ha/vụ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Theo nông dân Nguyễn Văn Mến ngụ ấp 2 (xã Gáo Giồng): “Làm lúa có hợp đồng bao tiêu như những năm gần đây với Công ty Hiếu Nhân, cá nhân tôi cũng như nhiều anh em khác không lo đầu ra, đặc biệt là tránh được “điệp khúc” trúng mùa, rớt giá. Tới mùa vụ, cứ theo lịch mà xuống giống, theo lịch mà bón phân, xịt thuốc, cuối vụ thì thu hoạch. Lúa suốt ra cân bán tại chỗ và lấy tiền ngay, không còn lo cảnh bị thương lái ép giá như trước nữa... Tuy thực tế có một số diện tích “bể hợp đồng” nhưng vì làm ăn lâu dài nên bản thân cũng như nhiều nông dân khác rất mong được tiếp tục thực hiện phương thức sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa”.
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng – Bí thư Đảng ủy xã Gáo Giồng cho biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã, cấp ủy và chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhằm làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất nhỏ lẻ của người dân cũng như từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung và hiện đại, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp. Đến nay, toàn xã thành lập được 3 HTX và 1 Tổ hợp tác với tổng diện tích khoảng 3.500ha. Thông qua các HTX và Tổ hợp tác đã có 4 đơn vị gồm: Công ty Hiếu Nhân, Công ty Lương thực Tân Hồng, Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty TNHH MTV kinh doanh và Xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích ngày càng tăng (bình quân 600ha/vụ).
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm, hướng tới cấp ủy và chính quyền tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia cánh đồng liên kết, nhất là đối gia đình cán bộ và đảng viên. Vận động người dân tập trung đất sản xuất bằng cách cho HTX thuê lâu dài (đối với những nơi có điều kiện) để hình thành cánh đồng mẫu lớn gắn sản xuất với tiêu thụ. Xây dựng chính quyền năng động, phục vụ nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân trong liên kết sản xuất... Đồng thời, kiến nghị tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ tập trung đất nông nghiệp sản xuất lớn ở những nơi có điều kiện cũng như đưa viên chức ngành nông nghiệp về phụ trách quản lý HTX.
Related news
Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.
Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.
Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.
Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.
Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.