Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5%
Diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm dần, do nhiều người nuôi nhỏ lẻ thua lỗ, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg.
Nhiều hộ nuôi đã chuyển sang hướng liên kết với các doanh nghiệp hoặc nuôi gia công cho doanh nghiệp thay vì tự đầu tư nuôi.
Nhờ liên kết nuôi cá tra theo chuỗi nên sản lượng cá tra 10 tháng đầu năm của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ vững, ước đạt 946 ngàn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ, Đồng Tháp hiện có khoảng 80% hộ nuôi cá tra tham gia chuỗi liên kết, đạt sản lượng cá tra lớn nhất vùng 309.141 tấn (+2,8%), sản lượng cá tra tại An Giang đạt 245.255 tấn (+3,5%).
Đối với tôm nước lợ, từ đầu năm đến nay, giá tôm luôn ở mức thấp, người nuôi lãi rất ít, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, do đó hiện người nuôi tôm không đầu tư nuôi lớn mà chủ yếu nuôi cầm chừng, mục đích là để giữ vùng nuôi của mình hoạt động và bảo quản trang thiết bị giảm hư hỏng,
Người nuôi tôm đang hi vọng vào dịp cuối năm giá sẽ tăng do các nhà máy tăng cường chế biến để cung cấp theo đơn đặt hàng của các nước nhập khẩu phục vụ Noel và năm mới.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thả nuôi tôm trái vụ nên người nuôi cũng thả nuôi với mật độ thấp để giảm rủi ro về thời tiết, dịch bệnh.
Đồng thời, thời gian gần đây các mô hình nuôi tôm quảng canh đã thể hiện tính hiệu quả nhờ giảm áp lực lên môi trường nuôi và tiết kiệm chi phí thức ăn.
Đối với tôm sú, do khả năng chống dịch bệnh tốt và giá cả ổn định hơn tôm thẻ chân trắng nên nhiều hộ nuôi tôm đã trở lại với đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú.
Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 215.799 tấn, tăng 0,2%.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích tôm sú tăng 3,7% so với cùng kỳ, ước đạt 555.954 ha, sản lượng ước đạt 204.086 tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như: Cà Mau giảm 11,5%, Bến Tre giảm 8,9%.
Diện tích tôm thẻ chân trắng ước đạt 82.034 ha, giảm 3,9% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 250.897 tấn, giảm 4,2%, Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng đồng bằng sông Cửu Long 10 tháng đầu năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm trước: diện tích ước đạt 58.406 ha, giảm 1,2%; sản lượng ước đạt 169.433 tấn, giảm 11,7%,
Trong đó, Trà Vinh diện tích giảm 10%, sản lượng giảm 11,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 33,3%, sản lượng giảm 6,6%, Kiên Giang diện tích giảm 7,9%, sản lượng giảm 27%.
Có thể bạn quan tâm
Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.
Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.
Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.
Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.
Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.