Tràn lan nông sản Trung Quốc gắn mác made in Viet Nam

Chẳng hạn, tiểu thương nói họ đang bán nho đen, đỏ Ninh Thuận 35.000 đồng/kg, nho xanh trái nhỏ lẫn trái lớn bằng hột mít giá 40.000 đồng/kg… Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh trái cây cho biết nho xanh đang bày bán ở thị trường chủ yếu là nho Trung Quốc, nho Ninh Thuận cũng có nhưng không có nhiều để bán tràn lan như vậy.
Hiện mỗi ngày có hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc nhập về Việt Nam qua cửa khẩu ở Lào Cai.
Theo TS Lương Ngọc Trung Lập- Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả Miền Nam, người bán biết rõ người tiêu dùng Việt sợ hàng Trung Quốc nên muốn tiêu thụ được cứ nói là hàng Việt Nam.
Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt dẫn tới không dám mua.
Hệ quả là hàng Việt “chết” oan.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng, chưa có giải pháp xử lý hiệu quả.
“Thực trạng này khiến nhiều mặt hàng đặc sản Việt “mất giá” trầm trọng trong mắt người tiêu dùng và lâu dài mất thương hiệu là điều khó tránh khỏi” - một chuyên gia cảnh báo.
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện khoai tây của Trung Quốc nhập vào Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở miền Bắc thì chủ yếu đi qua hai cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai.
Trao đổi với phóng viên, đại diện kiểm dịch khu vực Lạng Sơn, bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 7 cho biết, khoai tây của Trung Quốc thuộc mặt hàng nông sản và theo quy định về thương mại giữa hai nước hiện nay thì sản phẩm này không tính thuế nên khi nhập vào Việt Nam chủ yếu là qua đường chính ngạch, được kiểm dịch đầy đủ.
Theo thống kê tại các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn, năm 2014 chúng ta nhập khoai tây dùng làm thực phẩm là 21.316 tấn và từ đầu năm 2015 đến nay là 34.939 tấn.
Khoai tây là mặt hàng nhập theo mùa vụ, chủ yếu các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều vào tháng 9 và tháng 10, hiện nay là thời điểm nhập khẩu nhiều nhất, lên tới 150 tấn/ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Tuân - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 8 (Lào Cai) cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu khoai tây từ Trung Quốc qua cửa khẩu này là 7.887 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa Đông xuân năm nay ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng, nông dân sẽ đối mặt với những khó khăn về thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn. Do đó ngoài áp dụng thật tốt kỹ thuật canh tác, bà con cần chủ động tìm nguồn giống thích hợp có chất lượng để gieo sạ.

Hiện giá gà tam hoàng thương lái mua tại trại của người chăn nuôi trong tỉnhĐồng Nai là 39-41 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3 ngàn đồng/kg so với cách đây 4 ngày. Với giá gà tam hoàng như hiện nay, đa số người chăn nuôi huề vốn, chỉ những trại lớn tự trộn thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ hao hụt đàn thấp mới có lời chút đỉnh.

Dừa bán lẻ tại các chợ, hay quán nước có giá cao hơn 15.000-20.000 đồng/chục. Giá dừa tăng, nhiều nhà vườn ở Châu Thành A (Hậu Giang) đang có xu hướng cải tạo vườn tạp trồng dừa. Đến nay, Châu Thành A đã có 395ha dừa các loại như: dừa, xiêm lùn, dừa ta, dừa tam quan,… tăng gần 50ha so với năm 2013.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.