Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích cà phê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch

Diện tích cà phê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch
Publish date: Saturday. September 12th, 2015

Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk ổn định 190.000 ha cà phê và 5.000 ha hồ tiêu nhưng hiện nay, tỉnh đã có 204.500 ha cà phê và trên 16.000 ha tiêu. Diện tích cây cà phê, hồ tiêu đã có mặt ở 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có diện tích cà phê, hồ tiêu nhiều nhất nước.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngành hàng cà phê, hồ tiêu của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 300.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp đóng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn cà phê nhân/năm.

Đặc biệt, cà phê, hồ tiêu là những mặt hàng nông sản chiếm trên 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản và đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách địa phương. Đời sống người dân ở các vùng trồng cà phê, hồ tiêu của tỉnh đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng lên, số hộ nghèo giảm nhanh.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu cà phê như điện, đường, trường, trạm phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống. Bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện rõ.

Tuy nhiên, cũng theo sự đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, việc tăng trưởng “nóng” của cây cà phê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch về diện tích dẫn đến hệ lụy rừng bị tàn phá, thu hẹp dần, đất bị rửa trôi năng suất.

Sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp, hiệu quả kinh tế mang lại còn ở mức thấp. Mặt khác, môi trường sinh thái trong vùng trồng cà phê, hồ tiêu ngày càng bị ô nhiễm, mất tính ổn định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của các vùng nông thôn.

Nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê, hồ tiêu trồng ngoài vùng quy hoạch đều xa nguồn nước hoặc không chủ động được nguồn nước, trồng trên những chân đất không thích hợp, nguồn giống không rõ nguồn gốc nên thường bị dịch bệnh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế không cao.

Thậm chí, nhiều hộ gia đình còn mất trắng hàng trăm triệu đồng do vườn cà phê thiếu nước tưới bị chết khô hoặc các vườn tiêu bị các bệnh chết nhanh, chết chậm. 

Ngay trong mùa khô năm 2015 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã có 47.835 ha cà phê bị thiếu nước tưới làm chết đứng vườn cây hoặc khô cành, chủ yếu trồng ngoài vùng quy hoạch gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng.

Để khắc phục tình trạng phát triển cây cà phê, hồ tiêu ồ ạt như trên, tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển cà phê bền vững và phấn đấu đến năm 2020 giảm diện tích cà phê xuống còn 170.000 ha, hàng năm đạt sản lượng từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.

Những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, hiệu quả kém, không chủ động được nguồn nước, không nằm trong vùng quy hoạch, tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng tái canh bằng các giống mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt yêu cầu xuất khẩu.

Tỉnh cũng khuyến cáo nông dân chuyển đổi những vườn tiêu ở những chân đất không thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời, không mở rộng diện tích mà chỉ đi sâu vào đầu tư thâm canh ở những vườn tiêu có chân đất thích hợp, ít sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế cao


Related news

Phấn Đấu Về Đích Nông Thôn Mới Trong Năm 2015 Phấn Đấu Về Đích Nông Thôn Mới Trong Năm 2015

Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Wednesday. February 11th, 2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

Wednesday. February 11th, 2015
Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.

Wednesday. February 11th, 2015
Chủ Động Cho Sản Xuất Vụ Xuân Chủ Động Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

Wednesday. February 11th, 2015
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Wednesday. February 11th, 2015