Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện không đủ chong đèn, thanh long không trái

Điện không đủ chong đèn, thanh long không trái
Publish date: Thursday. November 5th, 2015

Tuy nhiên, do thiếu điện chong đèn nên năng suất, chất lượng trái thanh long giảm, khiến hằng ngàn hộ dân ở đây đang bị thua lỗ.

Dù chong đèn nhưng vườn thanh long nhà bà Lành không có một bông

Được biết, hàng năm trái thanh long trái vụ (từ tháng 11 - tháng 5 năm sau) thường có giá bán cao, có lúc lên tới 32.000 đồng/kg, còn bình thường giá thanh long chính vụ chỉ 1.000 - 1.500đồng/kg.

Hầu hết người trông thanh long ai cũng biết, chỉ có đủ điện chong đèn vào những tháng trái vụ, chong đèn đúng quy trình kỹ thuật thì thanh long mới ra hoa kết trái và cho năng suất, chất lượng cao.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây diện tích trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc phát triển khá mạnh.

Năm 2010 từ 3.600 ha đến năm 2015 lên tới gần 9.000 ha nên công suất điện cung cấp cho thanh long không đủ.

Từ tháng 9/2015, ngành điện lực huyện Hàm Thuận Bắc quy định chỉ chong đèn sau 22 giờ đêm và đến 4 giờ sáng hôm sau.

Như vậy, một đêm thanh long chỉ được 6 giờ chiếu sáng, không đủ cường độ sáng cho thanh long ra hoa.

Thậm chí có thời điểm cắt điện luân phiên, hai đêm có, một đêm không, khiến hàng ngàn hộ dân trồng thanh long đang dở khóc dở mếu, vì thanh long không có trái.

Ông Nguyễn Văn Tháo, hưu trí ngụ tại thị trấn Ma Lâm bức xúc: “Mấy năm nay, ngành điện bớt xén điện của nông dân một cách trắng trợn.

Cụ thể, nông dân mua bình biến áp 50KVA, với giá 145 triệu đồng.

Lẽ ra với công suất 50KVA sẽ lắp được 2.500 bóng đèn compart có công suất 20w.

Thế nhưng ngành điện ngang nhiên cắt giảm một nửa chỉ còn 25 KVA, như vậy chỉ thắp được 1.250 bóng điện công suất 20w, tương đương 1 ha thanh long”.

Như vậy là nông dân rất thiệt thòi, khổ nhất là những nông dân vay tiền ngân hàng hàng trăm triệu để lắp bình, họ phải trả lãi hàng tháng” Bà Lành thôn Phú Điền, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Vườn thanh long của gia đình có hơn 1.000 trụ (khoảng 1ha), vụ này xem như mất vài chục triệu đồng tiền điện chong đèn, tiền thuê người làm, phân thuốc...

nhưng thanh long không ra hoa (ảnh)”. Ông Trần Ngọc Thắng ở thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc là nông dân đã có kinh nghiệm trồng thanh long hơn 20 năm cho biết: “Theo quy trình kỹ thuật canh tác, thanh long phải được chong đèn liên tục 18- 20 đêm, một đêm 8 giờ thì mới ra hoa.

Nhưng tình trạng điện cắt luân phiên như vậy thì coi như không có tác dụng gì.

Vì thế, vườn thanh long nhà tôi có chong đèn nhưng chỉ lác đác một trụ vài, ba trái, lứa này bị thua lỗ nặng.

Bực quá, tôi dỡ bỏ bóng đèn không chong đèn cho thanh long nữa”.

Ông Nguyễn Tòng, Giám đốc Điện lực huyện Hàm Thuận Bắc đã thừa nhận: Việc cắt điện luân phiên điện ở địa phương là có thật.

Từ năm 2009 đến nay diện tích cây thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc ngày càng mở rộng nên lượng điện cung cấp cho loại cây trồng này cũng tăng mạnh, làm quá tải các trạm biến áp đầu nguồn.

Như vậy, do diện tích thanh long quá lớn nên lượng điện không thể cung cấp đủ cho việc chong đèn ra hoa trái vụ, người trồng thanh long ở Hàm Thuận Bắc bị thua lỗ nặng.

Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua ngành điện đang phối hợp với các ngành chức năng tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người trồng thanh long.

Theo đó, khuyến khích người trồng thanh long sử dụng bóng đèn compact loại có công suất 20-30W thay thế bóng đèn tròn dây tóc 70-100w.

Việc dùng bóng đèn compact, thanh long vẫn ra hoa trái vụ năng suất cao.

Giải pháp tiết kiệm điện này hiện đã có hàng ngàn hộ nông dân áp dụng.

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận: Năm 2015, diện tích thanh long trong toàn tỉnh Bình Thuận quá lớn vì vậy điện không đủ để phục vụ cho việc chong đèn ra hoa trái vụ.

Chúng tôi cũng đã kiến nghị nhiều với ngành điện nhưng vẫn chưa đáp ứng.

Nếu tình trạng phân phối điện thế này tiếp tục kéo dài, không chỉ nông dân, cả doanh nghiệp cũng khó trụ nổi với việc trồng và xuất khẩu thanh long.


Related news

Kiến Nghị Tăng Doanh Nghiệp Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo Kiến Nghị Tăng Doanh Nghiệp Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo

Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.

Saturday. September 6th, 2014
Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Saturday. September 6th, 2014
Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

Thursday. September 4th, 2014
Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Saturday. September 6th, 2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Thursday. September 4th, 2014