Diễn Đàn Khuyến Nông @ Nông Nghiệp Năm 2014

Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.
Kết quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở ĐBSCL trong thời gian qua cho thấy, mô hình mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như: giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật cho vật nuôi, giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, giúp tạo sản phẩm sạch, có thể sử dụng hữu hiệu cho nhiều loại vật nuôi, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ vi sinh an toàn hiệu quả...
Tại Đồng Tháp, sau 3 năm áp dụng mô hình sử dụng đệm lót trong chăn nuôi (2012 – 2014), tỉnh đã thực hiện 67 mô hình, trên 555 con heo, 5000 con gà và 14.000 con vịt.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì mô hình còn bộc lộ một số hạn chế như: nền đệm lót nóng ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi, nguyên liệu làm đệm lót còn khan hiếm, hạn chế số lượng đàn vật nuôi khi áp dụng mô hình...
Diễn đàn còn là dịp để người chăn nuôi trao đổi trực tiếp với các chuyên gia xoay quanh vấn đề kỹ thuật sử dụng đệm lót trong chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của bà con trong việc thay đổi tập quán sản xuất cũng như áp dụng những kỹ thuật mới vào chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.

Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.