Điểm đến của dòng vốn FDI

Sức hút từ KKT Dung Quất...
Với diện tích quy hoạch 45.300ha, KKT Dung Quất là một trong 5 KKT ven biển của cả nước được Chính phủ tập trung ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, cũng là khu kinh tế có những chính sách ưu đãi cao nhất Việt Nam hiện nay.
Nhờ những thuận lợi ấy, KKT Dung Quất đã và đang trở thành “bến đỗ” lý tưởng đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Tính đến nay, trên địa bàn KKT Dung Quất có 131 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 182.000 tỷ đồng, trong đó 82 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với dòng vốn FDI đầu tư vào KKT Dung Quất, đầu tiên phải kể đến Công ty TNHH Doosan Vina- doanh nghiệp FDI đầu tiên của tỉnh và cũng là doanh nghiệp thành công nhất hiện nay trong lĩnh vực công nghiệp nặng.
Tiếp nối Doosan Vina đã có hàng loạt dự án FDI “đổ” vốn đầu tư vào KKT Dung Quất và Khu Công nghiệp- Đô thị-Dịch vụ VSIP- hình thành từ năm 2013.
Trong năm 2015, tại KKT Dung Quất có 5 dự án FDI (23,59 triệu USD) được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Riêng ở khu VSIP có 4/9 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy sản xuất bánh kẹo và nước giải khát URC CENTRAL Dung Quất; Nhà máy sản xuất và gia công giày KING RICHES-Dung Quất;
Nhà máy sản xuất sợi và vải Xindadong Textiles-Dung Quất và Dự án sửa chữa, bảo dưỡng và sản xuất thiết bị công nghiệp Boilermaster-Dung Quất của Công ty TNHH Boilermaster Việt Nam. Hiện nay, KKT Dung Quất đang tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như:
Công nghiệp lọc hóa dầu- hóa chất, năng lượng (điện, khí);
Công nghiệp luyện kim, đóng sửa chữa tàu, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử; chế biến nông lâm sản xuất khẩu, nông nghiệp kỹ thuật cao; đầu tư kinh đoanh cảng biển, logistics; đầu tư kinh
doanh hạ tầng các khu công nghiệp...
Trong năm 2015 (tính đến 31.10) có 8 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 89,23 triệu USD đầu tư vào Quảng Ngãi.
Dự kiến đến cuối năm sẽ cấp mới 1 dự án vào KKT Dung Quất, nâng tổng dự án cấp mới trong năm nay lên 9 dự án, với tổng vốn đăng ký 118,73 triệu USD;
vốn thực hiện trong năm ước đạt 65 triệu USD.
Đồng thời có một số doanh nghiệp lớn trong, ngoài nước đến Quảng Ngãi tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong đó có các tập đoàn đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
...và nhiều chính sách ưu đãi
Bên cạnh lợi thế riêng của KKT Dung Quất (trong đó có KCN VSIP) được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất Việt Nam (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, đất đai...), nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tỉnh ta đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Đó là hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình của dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường;
Quyết định 52 của UBND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh:
Hỗ trợ đào tạo lao động với mức 2 triệu đồng/người/khóa đào tạo từ 3-6 tháng; hỗ trợ 100 triệu đồng/ha đất sử dụng cho dự án và 1% trên tổng chi phí xây dựng, thiết bị cho các dự án đầu tư về nhà ở xã hội, chợ, giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Riêng các dự án thuộc Danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh được hỗ trợ 50 triệu đồng/ha và 1% tổng chi phí xây dựng.
Ngoài ra từng trường hợp cụ thể tỉnh cũng có những cơ chế phù hợp khác như ưu đãi về đất đai, tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng...
nhằm giúp các nhà đầu tư triển khai các dự án đảm bảo tiến độ cam kết, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Mặt khác, lãnh đạo tỉnh và cơ quan xúc tiến đầu tư luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư từ bước hình thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư đến việc hỗ trợ xây dựng dự án...
Chính những cơ chế ưu đãi và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đã tạo động lực thu hút mạnh các doanh nghiệp lớn trong, ngoài nước đầu tư vào Quảng Ngãi.
Ngoài KKT Dung Quất, tại các KCN của tỉnh trong năm 2015 thu hút được 11 dự án (vốn đăng ký trên 614 tỷ đồng), trong đó có 2 dự án FDI (13,63 triệu USD).
Lũy kế đến nay, trong các KCN của tỉnh có tổng cộng 95 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng, trong đó có 70 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho 14.400 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.