Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?

Trên cây có múi ở ĐBSCL, loài gây hại trên trái phổ biến là sâu đục vỏ trái và các loài bướm chích hút trái cam. Đối với hai loài dịch hại trên, nhà vườn đã có kinh nghiệm quản lý nên thiệt hại không đáng kể.
Từ tháng 10/2011 đến nay, xuất hiện một loại sâu mới gây hại trên trái cây có múi. Khi mới xuất hiện chúng gây thiệt hại rải rác, không đáng kể. Tuy nhiên, loài sâu mới này mật số tăng, lây lan nhanh ở hai xã Ba Trinh và Xuân Hòa, có vườn thiệt hại đến 70% năng suất, vì chưa tìm ra cách phòng trừ hiệu quả.
Sâu mới nở có màu cam hồng, sâu đẫy sức có màu nâu hồng. Sâu bắt đầu gây hại khi trái bưởi đạt kích thước bằng nắm tay đến lúc thu hoạch; trên cam, sâu gây hại khi đậu trái khoảng 1,5 tháng trở đi. Sâu đục các đường hầm vào vỏ trái rồi ăn dần vào trong múi. Sâu thải phân ra ngoài qua các đường đục. Vết đục của sâu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập làm trái bị thối và rụng.
Đặc điểm hình thái và cách gây hại của loài sâu hại mới này rất giống với loài sâu đục trái (hại cam, quýt). Phòng NN- PTNT huyện Kế Sách đang gửi mẫu nhờ PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV Trường Đại học Cần Thơ "giải mã".
Trong khi chờ đợi các nghiên cứu về đối tượng dịch hại mới này và quy trình phòng trừ từ các nhà khoa học, các nhà vườn thực hiện một số biện pháp phòng trừ như sau: Vệ sinh vườn thật kỹ (làm sạch cỏ để hạn chế nơi sâu làm nhộng, thu gom và hủy trái bị sâu để diệt sâu). Định kỳ tưới tràn ngập vườn trong nửa ngày để diệt nhộng. Bao trái sau khi trái đậu khoảng 1 tháng. Phun các loại thuốc có khả năng thấm sâu tốt: Fenobucarb + Phenthoate và Dimethoate + Esfenvalerate khi sâu mới xuất hiện. Chú ý phải bảo đảm thời gian cách ly của từng loại thuốc để bảo đảm VSATTP.
Related news

Không chỉ ngư dân mà lãnh đạo nhiều địa phương cũng thừa nhận còn “mù mờ” về điều kiện, thủ tục giải ngân nguồn vốn hỗ trợ ngư dân.

Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, sau nhãn và vải vừa được Mỹ mở cửa, nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay hoặc đầu năm sau xoài và vú sữa sẽ là hai loại trái cây tiếp theo được vào thị trường này.

Chính phủ Ghana đã cấm NK cá rô phi để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản trong nước, nhưng Tổ chức Công đoàn nông nghiệp Ghana (GAWU) lại bày tỏ sự lo ngại về cách triển khai thực hiện của chính phủ do không có kế hoạch chiến lược.

Khối lượng philê cá minh thái đông lạnh XK của Mỹ sang hầu hết các thị trường NK lớn trong tháng 7 tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng cao nhất tại Anh.

Russian Sea Catching (RSC) đã mua lại 2 công ty đánh bắt cá minh thái Viễn Đông, củng cố vị trí số 1 trong ngành đánh bắt cá minh thái và thuộc top đầu các công ty đánh bắt cá trích ở Nga.