Địa Phương Tăng Cường Chống Cúm A/H5N1 Trên Đàn Chim Yến

Trong những ngày qua, dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều tỉnh phía Nam. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát trên đàn yến nuôi ở TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã gây hoang mang cho người dân lẫn các hộ nuôi. Nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường các biện pháp giám sát dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Là địa phương có nhiều hộ nuôi chim yến tập trung (357 hộ nuôi), Tiền Giang đã đưa ra mức báo động đỏ trong công tác phòng chống cúm gia cầm trên đàn nuôi chim yến của tỉnh.
Tỉnh cũng tăng cường lực lượng thú y về cơ sở, nhất là tại các vùng nuôi chim yến tập trung tại thị xã Gò Công, Gò Công Tây và Gò Công Đông, tổ chức buổi tập huấn cho các hộ nuôi chim yến, trong đó yêu cầu cơ sở nuôi phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của chim. Trường hợp có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý kịp thời. Nghiêm cấm việc giấu dịch vì hậu quả sẽ rất khó lường.
UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết, trước tình hình dịch cúm A/H5N1 có nguy cơ đe dọa đàn yến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo ngành Thú y tỉnh tiếp cận cơ sở, hướng dẫn các địa phương có phong trào nuôi yến trong nhà và những hộ nuôi yến các biện pháp phòng chống dịch.
Tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc sát trùng cơ sở nuôi yến, lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm tìm virus cúm gia cầm. Nếu phát hiện có tình huống xấu xảy ra phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để kịp thời khoanh vùng xử lý, ngăn chặn.
Cùng với Tiền Giang và Bình Định, tỉnh Khánh Hòa hiện có 62 nhà yến, 156 hang yến, tập trung chủ yếu tại TP.Nha Trang. Để phòng, chống cho các đàn chim yến, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Chi cục Thú y phối hợp với công ty yến sào và các địa phương rà soát, khẩn trương thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, tiêu độc vệ sinh khử trùng các nhà yến đảm bảo an toàn quần thể đàn chim yến; nếu phát hiện chim nhiễm bệnh thì kịp thời khoanh vùng xử lý.
Related news

Nhiều người dân nuôi cá thiệt hại nặng do ảnh hưởng do phân bò gây ô nhiễm từ các trại bò quy mô lớn

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nếu các nhà máy sản xuất nhập khẩu nguyên liệu tồn dư chất cấm thì nên áp dụng hình thức xử phạt cao nhất là đóng cửa 6 tháng đến một năm.

Ở thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi chưa dám hoặc không thể tái đàn gà vì thiếu vốn. Do đó, rất có thể dịp Tết Nguyên đán sắp tới giá gà sẽ là một ẩn số.

4 năm trở lại đây, với sự “đỏng đảnh” của cây mía, diện tích vùng mía ở Đông Nam bộ cũng như ở các vùng, miền khác trong nước đã giảm đáng kể.

Thời gian qua, rệp sáp bột hồng gây hại sắn ở hầu hết địa phương trong tỉnh Phú Yên (trừ TP Tuy Hòa). Có thời điểm, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315ha, lúc đó huyện Sông Hinh có diện tích sắn bị nhiễm rất cao.