Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu
Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.
Sau khi gieo cấy xong, bà con nông dân bắt tay chăm sóc đợt 1. Diện tích lúa đều phát triển tốt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên nhiều cánh đồng bắt đầu xuất hiện rầy nâu hại lúa. Rầy nâu đang trong giai đoạn sinh trưởng (rầy cám) và ở mức độ nhẹ (500 - 1.500 con/1m2), nhưng Trung tâm Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn bà con phun xịt thuốc để bảo vệ lúa.
Riêng tại cánh đồng lúa xã Tân Châu, rầy nâu xuất hiện sớm và mức độ nặng hơn. Trung tâm Nông nghiệp đã kịp thời cung cấp thuốc và hướng dẫn bà con phun xịt.
Có thể bạn quan tâm
So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.
Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.
Dù vất vả nhưng không bao giờ bỏ ruộng, hết vụ này lại gối vụ khác, nhờ vậy, nhiều gia đình nông dân trong tỉnh Bắc Giang kinh tế khá giả, có "của ăn của để”.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển đều khắp nhờ có nhiều ưu thế về thổ nhưỡng, đặc biệt đất phù sa màu mỡ. Tính đến đầu năm 2013, An Giang có tới 23.930 ha đất trồng màu các loại. Những loại rau củ trồng có hiệu quả nhất hiện nay gồm các loại rau xanh, khoai lang, khoai mì, khoai cao, dưa hấu, dưa leo, bí rợ…
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vừa qua xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học - Công nghệ) triển khai mô hình trồng nấm, kết quả ban đầu rất khả quan.