Đề xuất tiêu hủy đàn heo dùng chất cấm

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai kiểm tra chất cấm ở các tỉnh phía Nam ngày 12-11 tại TP.HCM do Cục Chăn nuôi tổ chức.
Theo ông Lê Thanh Tùng - chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, từ tháng 10 đến nay khi kiểm tra chất cấm tại các trại chăn nuôi heo đã phát hiện có dương tính với chất cấm lên đến trên 20%. Trong đó, một trang trại chỉ nuôi 100 con heo nhưng bị phát hiện chứa 14kg chất salbutamol nguyên chất mua ở Long An.
Theo ông Tùng, ngoài một số thương lái đưa chất cấm cho hộ chăn nuôi và hứa sẽ mua lại với giá cao hơn thị trường từ 200.000-300.000 đồng/con heo, nhân viên tiếp thị thức ăn chăn nuôi của một số công ty cũng bán thêm chất cấm để kiếm lợi nhuận.
Trong khi đó, ông Phan Minh Báu, phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, cho biết nhiều trang trại chuyên mua heo khoảng 70kg về vỗ lên cỡ 90kg cũng chủ động dùng chất cấm.
Tuy nhiên theo ông Báu, việc quy định “ngưỡng an toàn” về dư lượng salbutamol tại thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT đã tạo kẽ hở cho người chăn nuôi lợi dụng, mức phạt cũng bị cào bằng nên cơ quan chức năng rất lúng túng, việc chế tài chưa đủ sức răn đe.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Dương, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng nếu các địa phương mạnh dạn phạt kịch khung, như tiêu hủy cả đàn heo nếu trang trại tái phạm sử dụng chất cấm, sẽ khiến các trang trại chăn nuôi chùn tay trong việc sử dụng chất cấm.
“Đến nay vẫn chưa có địa phương nào tiêu hủy đàn heo ở những trang trại tái phạm là chưa dùng hết các khung hình phạt hiện có” - ông Dương nói.
* Bắt quả tang vụ trộn chất gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi
Sáng cùng ngày, thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với cơ quan công an kiểm tra Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), phát hiện doanh nghiệp này sử dụng chất vàng O - loại phẩm màu dùng cho công nghiệp dệt nhuộm và giấy - để trộn vào thức ăn chăn nuôi gà và heo.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện có hai thùng vàng O có trọng lượng 13kg, trong khi trọng lượng ban đầu là 30 kg/thùng.
Ông Phạm Tiến Dũng - trưởng phòng thanh tra chuyên ngành, thanh tra Bộ NN&PTNT - cho biết khi làm việc với đoàn kiểm tra, công ty này thừa nhận đã trộn chất vàng O vào thức ăn chăn nuôi với tỉ lệ 0,2kg vàng O/tấn thức ăn, số thức ăn chăn nuôi được trộn vàng O đưa ra thị trường rất lớn. Đoàn kiểm tra đã niêm phong số thức ăn chăn nuôi và vàng O này để chờ xử lý.
Trước đó, theo ông Dũng, Cục Chăn nuôi cũng đã phát hiện Công ty Minh Tâm và một công ty ở tỉnh Hưng Yên có sử dụng vàng O phối trộn vào thức ăn chăn nuôi, trong đó tại Công ty Minh Tâm có 22kg, công ty ở Hưng Yên có 49kg vàng O.
“Vàng O đưa vào thức ăn chăn nuôi nhằm làm da và chân gà vàng đẹp, thịt heo màu hồng đẹp, tăng giá trị về cảm quan với người tiêu dùng, nhưng thực nghiệm trên động vật cho thấy vàng O có nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen và có khả năng di truyền qua các thế hệ” - ông Dũng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.