Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020

Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020
Publish date: Monday. September 28th, 2015

Ý kiến trên được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Sơn Phước Hoan phát biểu tại Hội thảo Đề xuất Chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020, tổ chức tại Hà Nội ngày 24.9.

Đầu tư 49.000 tỷ đồng 

Tại hội thảo, đại diện UBDT trình bày báo cáo đề xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Theo đó, UBDT xây dựng và đề xuất 9 chính sách với tổng kinh phí  hơn 49.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở báo cáo đề xuất chính sách của UBDT, các đại biểu góp ý nên xem xét kỹ các chính sách, phối hợp cùng các bộ, ngành để tránh trùng lặp chính sách.

Cụ thể, ông Ngô Thế Hiển – Phó Cục  trưởng Cục Kinh tế hợp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất UBDT cần phối hợp trong việc đề xuất chính sách để tránh chồng chéo.

Chính sách dân tộc ít nội dung nhưng hiệu quả và chất lượng sẽ cao hơn trong giai đoạn mới (ảnh chụp tại bản Huổi Bon 1, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, Điện Biên). Ảnh: L.S

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan cho rằng, trong giai đoạn này, điểm nhấn là xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách sẽ hết hiệu lực sau năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành.

Các chính sách đặc thù sẽ bao trùm tới các đối tượng nghèo, chưa được hưởng chính sách ưu tiên.

Không sót, lọt đối tượng

Vẫn theo Thứ trưởng Hoan, các chính sách được đưa ra đều ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng qua thực tế triển khai, đồng bào DTTS có chính sách đặc thù nhưng vẫn chưa được hưởng, tưởng chừng được ưu tiên nhưng lại không được ưu tiên.

Cụ thể như trong tổng các chính sách của UBDT dành cho vùng dân tộc chưa có chính sách nào được bố trí vốn đạt tới 80%, ngoại trừ Chương trình 135, hầu hết mới chỉ được được 40–50%.

Theo Thứ trưởng, quan điểm ưu tiên không rõ, nội hàm thực hiện chính sách cũng chưa có sự phân biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, lấy Đề án 1956 để đào tạo chung cho cả nước, chỉ có một câu lồng ghép vào là ưu tiên cho đồng bào DTTS, còn lại vẫn theo đối tượng chung.

“Do vậy chính sách đặc thù tập trung vào 3 nội dung là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa mà chính sách chưa vươn tới được” – Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho hay.

Bà Trần Thị Bích Huyền – Vụ phó Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) góp ý:

UBDT cần lưu ý đến các chính sách về văn hóa cho đồng bào DTTS vì hiện các chính sách về lĩnh vực này hiện khá mờ nhạt. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá không còn dẫn đến việc thực hiện các chính sách về văn hoá dành cho đồng bào DTTS của Bộ Văn hóa rất lúng túng, không có nguồn lực…


Related news

Bí quyết thu lãi hàng chục tỷ mỗi năm Bí quyết thu lãi hàng chục tỷ mỗi năm

Sở hữu 18 ha nuôi tôm thương phẩm và 1,5 ha sản xuất tôm giống, mỗi năm thu lãi gần chục tỷ đồng, ông Nguyễn Hồng Cương được mệnh danh là vua tôm đất Nghệ An

Friday. March 13th, 2020
Kỹ nghệ đeo kính cho gà Kỹ nghệ đeo kính cho gà

Từ ngày áp dụng “kỹ nghệ” đeo kính cho gà, sản phẩm từ trang trại của anh Cường không những đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã.

Friday. March 20th, 2020
Tỷ phú nhờ tiên phong mô hình nuôi tôm hai giai đoạn Tỷ phú nhờ tiên phong mô hình nuôi tôm hai giai đoạn

Về các xã biển Thạnh Phong, Thạnh Hải thì gần như ai cũng biết ông Lê Văn Sấm (thường được gọi là ông Ba Sấm) là tấm gương làm giàu

Tuesday. March 24th, 2020
Trồng cam VietGAP lãi cao Trồng cam VietGAP lãi cao

Đã có gần 4ha cây ăn quả có giá trị nhưng khi kể về quá trình vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Tân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn nuối tiếc.

Tuesday. March 31st, 2020
Kiếm tiềm tỷ nhờ nuôi cá chình trên cát trắng Kiếm tiềm tỷ nhờ nuôi cá chình trên cát trắng

Ông chủ của mô hình nuôi cá chình mà chúng tôi nhắc đến là anh Lê Hà Giang, trú phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)

Saturday. April 4th, 2020