Để Nhãn Xuồng Cơm Vàng Cho Trái Nhiều Đợt

Nếu để tự nhiên thì nhãn xuồng cơm vàng thường ra hoa vào tháng 2-3 và cho thu họach rộ vào khoảng tháng 7 âm lịch, vào thời điểm này nhãn xuồng cơm vàng thường bị đụng hàng với nhiều loại trái cây khác như nhãn long, nhãn tiêu huế, thanh long, chôm chôm, cam quýt đầu vụ... vì thế giá bán chỉ ở mức rất thấp.
Để có thu nhập cao, từ kinh nghiệm cho xoài, bưởi... ra trái nghịch mùa, anh Tám Dưỡng (xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) và một số nhà vườn ở đây đã tìm cách xử lý cho nhãn xuồng cơm vàng ra trái nghịch mùa, và đã thành công khi cho chúng ra trái rải vụ làm nhiều đợt trong năm.
Cách làm của anh như sau: Khoảng 2 tháng một lần anh dùng cào sắt 3 răng xới nhẹ xung quanh gốc cây nhãn rồi bón cho mỗi gốc (4-5 năm tuổi) 0,7 kg phân NPK (20:20:15) sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây. Đồng thời với công việc này anh dùng kéo cắt những cành không có khả năng cho trái nằm ở phía bên trong tán cây để cây tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại.
Sau xử lý một thời gian cây nhãn sẽ ra một đợt đọt mới (nếu lúc xử lý lá nhãn đã già thì thời gian ra đọt mới sẽ nhanh hơn là xử lý khi lá nhãn còn non). Đọt mới phát triển dài khoảng 40-50cm sẽ ra đợt đọt thứ hai, khi đợt đọt thứ hai dài 10-15cm chúng sẽ ra bông... Cứ thế, mỗi năm anh xử lý vài lần, cây nhãn sẽ cho nhiều đợt trái trong năm (đợt nào trùng với vụ chính sẽ cho trái nhiều nhất).
Anh cho biết: Làm cách này tuy số chùm trái so với lúc chính vụ có ít hơn, nhưng mỗi chùm lại cho nhiều trái hơn và trái cũng to hơn (có lẽ do số trái trên cây ít nên được cây tập trung dinh dưỡng nhiều hơn). Nếu được thu hoạch rải vụ như vậy nhãn xuồng cơm vàng sẽ bán được giá cao hơn nhiều so với lúc chính vụ, nhất là vào dịp tết Nguyên đán.
Anh lưu ý: Những đợt xử lý trùng vào lúc các giống nhãn khác không có trái, thì những chùm nhãn xuồng cơm vàng sẽ có sức hấp dẫn sâu bệnh, nhất là dơi phá trái nhiều hơn, vì thế phải chú ý phòng trừ dơi và sâu bệnh, tốt nhất nên bao chùm trái lại.
Có thể bạn quan tâm

Để phòng úng ngập có thể xảy ra trên diện rộng và giảm thiểu thiệt hại trên cây nhãn, các nhà vườn cần tiến hành đồng bộ ngay một số biện pháp kỹ thuật sau:

Tại những vùng thâm canh tổng hợp nhãn Ido thì những kiến thức về kỹ thuật canh tác, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, quản lý dinh dưỡng và dịch hại hợp lý

Nhãn là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có nhiều giống nhãn được trồng tại Việt Nam, tùy vùng miền bà con lựa chọn giống nhãn phù hợp với điều kiện

Nhãn thường bị sâu bệnh ở thời kỳ ra hoa đậu quả non (nấm bệnh phát triển, gây rụng hoa, thối hoa, khó đậu quả), ở các thời kỳ tiếp theo thời điểm chuyển mùa

Chăm sóc nhãn chín muộn thời kỳ kinh doanh được chia làm 3 giai đoạn: thu hoạch đến trước khi ra hoa, ra hoa đến đậu quả non và quả non đến thu hoạch