Bảo Quản Và Chế Biến Nhãn
Xin giới tiệu với bà con cách bảo quản và chế biến nhãn.
1. Bảo quản.
Muốn bảo quản quả nhãn được lâu, giữ được ngoại hình đẹp và phẩm chất tươi ngon cần chú ý các khâu sau:
1.1. Chăm sóc cây trước lúc thu hoạch.
Trước khi thu hoạch cần chú ý tưới nước, bón phân đầy đủ và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngừng tưới nước trước lúc hái quả một tuần.
1.2. Chọn giống để bảo quản.
Nói chung giống nhãn có vỏ dày, cùi khô cất giữ tốt hơn so với những giống mỏng vỏ, cùi ướt.
1.3. Chọn thời điểm hái.
Để bảo quản được lâu cần hái đúng độ chín, không nên để quả chín trên cây rồi mới hái, vì quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm do đó không giữ được phẩm chất của giống, mặt khác hái quá độ chín sẽ không giữ được lâu.
Nếu hái cả chùm cần tỉa bỏ các quả có vết sâu bệnh, quả nứt, quả quá nhỏ, quả có vết thương cơ giới trước khi cho vào sọt hoặc thùng các tông, thùng gỗ để bảo quản.
1.4. Xử lý hóa chất để bảo quản.
Dùng Benlate với nồng độ 0,1% nhúng quả vào dung dịch rồi vớt ra, hong khô ở nơi râm mát sau đó cho vào túi giấy, hộp các tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản. Trong đồ đựng nên lót giấy polyetylen dày 0,02mm để chống ẩm, mỗi túi đựng 10-15kg quả, cũng có thể chia thành từng túi nhỏ mỗi túi đựng 1kg, 10-15 túi đóng trong một hòm các tông hay sọt tre.
1.5. Bảo quản lạnh quả tươi.
Để trong điều kiện nhiệt độ 5-10oC. Nếu phải vận chuyển đến thị trường tiêu thụ thì có thể sử dụng xe lạnh để ở nhiệt độ trên 10oC.
Nếu muốn giữ quả lâu hơn để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 3-5oC, độ ẩm không khí trên 90%. ở điều kiện này có thể bảo quản trong 10-15 ngày.
Chế biến phải làm nhanh và xong chỉ trong thời gian 4 tiếng sau khi ra khỏi kho lạnh thì không ảnh hưởng đến chất lượng đồ hộp.
2. Chế biến.
Sấy nhãn làm long nhãn: Thường thì giống nhãn nào cũng đều sấy được, nhưng ở miền Bắc, giống nhãn đường phèn và nhãn nước làm long nhãn tốt hơn. ở miền Nam, phần lớn dùng giống nhãn long để sấy.
Quả dùng làm long phải để thật chín mới thu hoạch. Thời gian từ lúc hái quả đến lúc đưa vào sấy càng ngắn càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
Thông thường cây nhãn năm nay cho thu hoạch nhiều quả thì năm sau sẽ ít. Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay khi thu hoạch quả xong cần tỉa bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nằm trong tán lá và cành vượt.
Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và gây hại trên các đợt đọt non và hoa nhãn, tạo nên hiện tượng mọc thành chùm của lá và/hoặc hoa
Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Vậy phòng chống dơi bằng cách nào?
Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở nhiều nhà hàng, khách sạn.
Nếu để tự nhiên thì nhãn xuồng cơm vàng thường ra hoa vào tháng 2-3 và cho thu họach rộ vào khoảng tháng 7 âm lịch, vào thời điểm này nhãn xuồng cơm vàng thường bị đụng hàng với nhiều loại trái cây khác như nhãn long, nhãn tiêu huế, thanh long, chôm chôm, cam quýt đầu vụ... vì thế giá bán chỉ ở mức rất thấp.