ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp
Nhật Bản hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Thống kê cho thấy, Nhật Bản hiện có 2.700 dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, tại ĐBSCL, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản chưa nhiều.
Ngoại trừ Long An, hầu như các địa phương còn lại thu hút được rất ít vốn đầu tư từ nước này.
Riêng tại Thành phố Cần Thơ, đến nay vốn FDI của Nhật Bản chỉ có hơn 10 triệu USD.
Nhiều thiết bị máy móc của Nhật Bản đang được ưa chuộng trên đồng ruộng ĐBSCL
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), phần lớn những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nằm trong những ngành công nghiệp.
Chính vì thế, những lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, công nghiệp nặng...
rất khó để có sự phối hợp với khu vực này.
Tuy nhiên, cơ hội hợp tác hiện nay và tạo thành làn sóng đầu tư thứ 3 đang có nhiều triển vọng tại ĐBSCL là phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Lam phân tích: Sau chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản và sau đó là của Chủ tịch nước ta đã ra tuyên bố chung.
Đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn cho ĐBSCL, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản sang đầu tư sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật cũng khác với của Việt Nam.
Họ có những công ty tầm cỡ, quy mô và đặt ở nhiều quốc gia khác nhau,” ông Lam nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.

Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.

Hiện nay, tại Đồng Nai giá cà phê nhân xô các đại lý mua vào là 42 - 42,5 triệu đồng/tấn, tăng gần 5 triệu đồng/tấn so với dịp cuối tháng 9 - 2014. Như vậy, sau một thời gian dài hạ xuống dưới 38 triệu đồng/tấn, từ đầu tháng 10 - 2014, giá cà phê trên thị trường đã tăng trở lại. Nguyên nhân là do giá cà phê trên thế giới trong 2 tuần qua liên tiếp tăng.

Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.