Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập
Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...
Thị trường xuất khẩu khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, Canada và Hàn Quốc.
Phát triển thị trường tiêu thụ và xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng trong Đề án số 04/ĐA-UBND về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trong đó tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh công tác hỗ trợ thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến hoạt động xuất khẩu; cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường trong và ngoài nước, việc thay đổi chính sách, việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, dự báo và phân tích thị trường, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ có uy tín trong và ngoài nước theo ngành hàng. …
Ngành Công Thương cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình hành động, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ để các sở, ngành thực hiện nâng bậc thứ hạng về chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương của tỉnh Sóc Trăng trong những năm tiếp theo.
Trong chức năng được giao, thời gian qua ngành Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại và hướng dẫn hỗ trợ các doanh nhiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia sang các nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của tỉnh, biết thêm về thị hiếu của khách hàng tại các nước để có hướng đầu tư đổi mới sản phẩm.
Hoạt động thương mại quốc tế của Sóc Trăng đã phát triển tương đối mạnh, giúp gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Văn Ngưng- Phó giám đốc Sở Công Thương, kết quả 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 501,8 triệu USD, đạt 102,4% kế hoạch, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện nay, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua đầu tư các vùng sản xuất lúa như: cánh đồng lớn, hợp tác xã sản xuất, vùng lúa cao sản... Hỗ trợ nông dân thực hiện các tiêu chuẩn Globalgap, Vietgap đối với hàng rau quả và giúp các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quy trình quản lý chất lượng ISO, HACCP...
Là cơ quan thường trực của Ban hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh, hàng năm, Sở Công Thương phối hợp với một số đơn vị tổ chức các lớp phổ biến kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế cho cán bộ lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và cấp tỉnh, thành viên Ban hội nhập kinh tế quốc tế, đoàn viên thanh niên, hội nông dân….
Phối hợp với Ủy ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế tổ chức hội thảo phân tích chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và những vấn đề đặt ra, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của địa phương để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nâng cao chỉ số năng lực hội nhập của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Thế nhưng, do phát triển nóng, chưa có quy hoạch và các doanh nghiệp xuất khẩu chưa cùng nhìn nhau về một hướng nên đến nay, nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra liên tục gặp khó.
Thời tiết nắng nóng, rau, củ là mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất, đặc biệt gần một tháng nay giá rau xanh tại các chợ tăng từ 15-40%. Theo ghi nhận tại các chợ trên địa bàn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), giá các loại rau xanh đều tăng khoảng 5.000 đồng - 30.000 đồng/kg so với tháng trước.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, cho biết hiện lượng rau về chợ ổn định khoảng 900 tấn/ngày. Song do mưa nên nguồn cung của một số mặt hàng như xà lách, tần ô, khổ qua… giảm. Vì vậy giá các mặt hàng này cũng tăng 5.000-7.000 đồng/kg.
Một dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu Bảo Lâm vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Thành Gia An có trụ sở đóng tại số 102 Lý Thường Kiệt, TP Bảo Lộc.
Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.