Ước Mơ Đưa Phòng Thí Nghiệm Gần Dân

“Cây giống sản xuất bằng nuôi cấy mô có giá thành cao hơn so với sản xuất truyền thống, nhưng có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng đều và sản xuất với số lượng lớn được”, anh Ngô Quang Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa), chia sẻ.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô, anh Hưởng luôn trăn trở về việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất để giảm chi phí cho người nông dân.
* Để giảm giá thành
Thăm phòng nuôi cấy mô của Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt, thấy khá lạ so với những phòng nuôi cấy mô ở nhiều nơi. Trên các kệ, thay vì những chai thủy tinh đựng mẫu cấy mô thì ở đây chỉ là bịch ny-lông. Anh Hưởng giải thích: “Sử dụng bịch ny-lông thay cho chai thủy tinh để đựng giảm chi phí đáng kể. Với chai thủy tinh phải tốn tiền nhân công xúc rửa, tiền nước, khi đưa vào hấp tiệt trùng chai thủy tinh chỉ được 30 lít, trong khi đó bịch ny-lông hấp được tới 100 lít”.
Với những tính toán thay thế các vật dụng khá cụ thể như vậy, anh Hưởng đã giảm được giá thành sản phẩm khá nhiều. Cụ thể, mỗi cây chuối giống trên thị trường có giá 12 ngàn đồng thì công ty anh cung cấp cho nông dân chỉ mức giá 10 ngàn đồng/ cây. Anh Hưởng còn cho hay, đang xây dựng phương án đưa phòng thí nghiệm gần với dân để tiếp tục giảm giá thành sản phẩm nữa.
Theo anh Hưởng, việc đưa phòng thí nghiệp gần dân và phối hợp với nông dân để sản xuất như vậy anh đỡ được vốn đầu tư, còn nông dân thì có được sản phẩm giá rẻ do bỏ công cùng làm. Phía công ty anh đảm nhiệm những khâu quan trọng trong phòng thí nghiệm, còn các công việc chăm sóc cây giống sau khi ra vườn ươm cũng như những công việc lao động phổ thông khác thì người dân thực hiện.
* Có duyên với cây dược liệu
Hiện tại doanh nghiệp của anh Hưởng đang sản xuất mạnh cây chuối giống cung cấp cho người dân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, trung bình 6 tháng đầu năm công ty anh sản xuất khoảng 600 ngàn cây chuối giống, sang 6 tháng cuối năm khoảng 120 - 150 ngàn cây cung cấp cho thị trường. Ngoài cây chuối, một số cây trồng dùng làm dược liệu cũng đang được công ty anh tập trung sản xuất giống cho các doanh nghiệp.
Anh Hưởng thừa nhận mình có duyên với những cây dược liệu. Hàng năm, các đơn vị đặt hàng trên 200 ngàn cây bạc hà giống, 300 ngàn cây đinh lăng, hơn 30 ngàn cây gấc lai và vài trăm ngàn cây hoắc hương. Các sản phẩm cây giống dược liệu này chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, Phú Yên và Bình Thuận.
Anh Hưởng tâm sự: “Giá trị của những cây dược liệu này khá cao nhưng chi phí đầu tư nhiều. Vì vậy, mới chỉ các doanh nghiệp có trường vốn sản xuất, còn nông dân thì chưa “đụng” vào được”. Anh Hưởng cũng cho biết thêm, hơn một năm nay anh đang thí nghiệm việc nhân giống tiêu sạch có năng suất tốt để cung cấp cho những vùng trồng tiêu trong tỉnh. Hiện chương trình này đang trong quá trình theo dõi.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.