Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.
Anh Nguyễn Thanh Hải, ấp 8, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, cho biết: “Chi phí cho các thứ đều cao nhưng có hai thứ quan trọng không cao, đó là năng suất và giá lúa nguyên liệu. Vụ này lấy lại được chi phí phân bón, thuốc là quý rồi, chứ không mong có lãi”.
Do sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nên áp dụng giống mới, sinh trưởng nhanh nhưng lúa không ngậm sữa dẫn đến số lượng hạt lép nhiều, năng suất chỉ đạt khoảng 4 tấn/ha (vụ 1 đạt 7 tấn/ha).
Ông Lê Đoàn Kết, ấp 5, xã Tân Lộc, vừa thu hoạch xong 1 ha với năng suất đạt 5,6 tấn, cho biết: “Năm nay người trồng lúa ở đây hầu như không có lãi, do bị ảnh hưởng mưa nhiều trong giai đoạn đầu mới sạ, phải sạ lại. Thêm vào đó là các loại bệnh như: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh cổ bông và nhện gié… gây tốn kém cho người trồng lúa rất nhiều. Chi phí cao hơn vụ 1 nhưng giá lúa bán ra lại thấp hơn”.
Hiện nay, giá phân bón, thuốc có xu hướng tăng nhưng giá lúa thương phẩm thì ngày càng giảm. Điều này làm cho người trồng lúa chịu nhiều thiệt thòi và người hưởng lợi lại là nhà kinh doanh và thương lái thu mua lúa gạo.
Anh Nguyễn Văn Cởm, thương lái thu mua lúa gạo tại Cà Mau, cho biết, các loại lúa tươi OM 7347, 6162,4900… mua tại đồng với giá 4.900 đồng/kg và lúa ngang với giá 4.700 đồng/kg. Giá thấp là do lúa của vùng Cà Mau hạt gạo không đẹp, không đạt chất lượng như các tỉnh khác.
Còn doanh nghiệp thu mua trong tỉnh thì chỉ thu mua khi người dân hay thương lái tự vận chuyển đến công ty nhưng điều này đối với nông dân thì quá khó để thực hiện. Hiện nay, người sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vẫn tự tìm thương lái bán sản phẩm.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, công ty có hứa là tạo mọi điều kiện để thu mua lúa của dân tham gia cánh đồng mẫu lớn với giá cao hơn thị trường từ 500-1.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm thu hoạch, họ không thực hiện lời hứa.
Ông Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công ty XNK Nông sản thực phẩm Cà Mau, cho biết, hiện nay công ty chỉ thu mua lúa tại chỗ. Do không có đủ nhân công cũng như phương tiện nên công ty không thể đến tận hộ dân thu mua.
Hiện công ty chỉ thu mua cầm chừng do phía Tổng Công ty Lương thực miền Nam vẫn chưa ký được hợp đồng nào với đối tác nước ngoài. Và công ty cũng chưa được tiếp cận gói ưu đãi của Chính phủ trong việc thu mua dự trữ lúa gạo trong dân, nên việc thu mua lúa gạo trong dân chưa được đẩy mạnh.
Một trong những điều quan trọng mà các ngành chức năng cần quan tâm là nên có chính sách, địa điểm thu mua lúa gạo cho nông dân. Các doanh nghiệp thu mua lúa gạo trong tỉnh tích cực tạo mọi điều kiện thu mua đúng giá để người trồng lúa bán đúng giá của thị trường, tránh bị ép giá như hiện nay.
Theo đó, cần điều tiết giá phân, thuốc và hoá chất ngay từ đầu vụ để người dân tiếp cận. Có vậy người trồng lúa ở Cà Mau mới trụ được trên đồng đất của họ.
Có thể bạn quan tâm
Năm vừa qua, dịch bệnh trên đàn heo được khống chế, người nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ào ạt tăng đàn, những mong bội thu vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Nào ngờ giá heo đã không tăng, lại ngày càng giảm thấp, khiến người nuôi heo ở nơi được mệnh danh là vựa heo miền Trung đang buồn nẫu ruột.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.
Theo đó, có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ hoặc vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV gồm: cơ sở đóng sửa tàu thuyền Trần Minh Trọng, Võ Văn Bàng và Trần Xuân Trung (Tam Phú, TP Tam Kỳ).
Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.
Ngày 20/1, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với ông Koya Nishikawa, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.