Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
Tác giả: HOÀI TRUNG
Ngày đăng: 19/12/2015

Ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: Hiện toàn xã có 412 tàu cá với tổng công suất 46.175 CV; tuy số lượng giảm 39 chiếc, nhưng công suất tăng 2.735 CV so với cùng kỳ năm trước, là xã có đội tàu cá lớn nhất huyện.

Trong đó có 300 tàu công suất từ 60 CV trở lên; làm các nghề: vây rút chì 60 tàu, câu mực 215 tàu, lưới rê 15 tàu, đánh bắt cá ngừ 5 tàu, mành chụp 5 tàu.

Hầu hết tàu cá đều được trang bị máy dò ngang, máy định vị, máy thông tin liên lạc thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt xa bờ.

Đến nay, địa phương đã thành lập được 33 tổ đoàn kết đánh bắt trên biển với 139 tàu tham gia; mỗi tổ có từ 3 đến 12 tàu hoạt động cùng ngư trường, thay phiên vận chuyển sản phẩm vào bờ.

Hoạt động theo tổ đoàn kết có cùng sở thích, cùng ngành nghề khai thác, nên không chỉ tạo điều kiện giúp nhau trong quá trình đánh bắt để đạt sản lượng cao hơn, giảm chi phí đi lại, và cũng yên tâm hơn khi phải đối mặt với rủi ro bất ngờ trên biển; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 

Nhờ nâng cao năng lực đánh bắt nên sản lượng khai thác hải sản của Cát Khánh năm sau cao hơn năm trước; riêng năm 2015 khai thác hơn 15.000 tấn, đạt 125% kế hoạch năm.

Nhiều hộ ngư dân đã “ăn nên làm ra” với mức thu nhập mỗi năm từ 5 - 7 trăm triệu đồng nhờ vào đầu tư phát triển nghề cá.

Xác định kinh tế biển là mũi nhọn, địa phương đã tập trung đầu tư đúng mức.

Trong năm 2015, từ khi giai đoạn 2 khu dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng cá Đề Gi được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, lượng tàu thuyền ra vào cảng từ 50-70 chiếc/ngày.

Trên địa bàn xã hiện có trên 100 cơ sở thu mua và chế biến hải sản; sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, kinh doanh xăng dầu, ngư lưới cụ, nước ngọt sinh hoạt...giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa phương và vùng phụ cận.

Nhờ đó, đã góp phần đưa tổng giá trị sản phẩm hàng năm của xã tăng bình quân 14,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,5 triệu đồng; diện mạo làng biển có nhiều khởi sắc. 

Theo ông Đinh Thành Tiến: Tiếp tục phát triển nghề khai thác, đánh bắt hải sản bền vững, xã đã tập trung thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, vận động ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá công suất lớn để vươn khơi bám biển; tiếp tục thành lập, nâng cao chất lượng các tổ đoàn kết khai thác đánh bắt trên biển.

Hiện ở địa phương đã có 3 trường hợp hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn đóng mới 3 tàu vỏ sắt, tổng công suất trên 2.400 CV; trong đó có 2 tàu làm nghề khai thác đánh bắt hải sản, 1 tàu làm dịch vụ nghề cá.

Trong thời gian đến, Cát Khánh tiếp tục khuyến khích đầu tư các dịch vụ hậu cần, chế biến; vận động và tạo điều kiện cho ngư dân đầu tư vốn nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ, phát triển đa ngành nghề để tăng hiệu quả kinh tế.

Xã cũng chú trọng nhân rộng các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển; nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

03/09/2013
Tạo sức bật cho kinh tế biển Tạo sức bật cho kinh tế biển

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

20/08/2015
Phát triển kinh tế biển bền vững trước biến đổi khí hậu Phát triển kinh tế biển bền vững trước biến đổi khí hậu

Bình Thuận là một trong nhiều tỉnh, thành ven biển từ Ninh Thuận trở vào chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Mới đây, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức BĐKH ở các tỉnh, thành phía Nam, thu hút đông đảo các nhà lãnh đạo, khoa học tham gia đưa ra các giải pháp thích ứng.

16/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.