Đẩy mạnh cho vay phát triển thủy sản

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM tiếp tục quán triệt, chỉ đạo đến từng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại các văn bản trước đây về triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt trong việc niêm yết công khai điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ tàu. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tiếp nhận tất cả các trường hợp chủ tàu gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tích cực phối hợp với chủ tàu hoàn thiện hồ sơ vay vốn, nhất là những trường hợp hồ sơ gửi ngân hàng chưa đầy đủ, giúp chủ tàu kịp thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng.
Các NHTM cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc hội sở chính NHTM để có giải pháp xử lý, tháo gỡ, giúp chủ tàu đủ điều kiện sớm được vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các chủ tàu tạm thời gặp khó khăn về vốn đối ứng để thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các NHTM được xem xét cho vay theo cơ chế cho vay thông thường.
Các NHTM thông tin rõ ràng, đầy đủ, kịp thời tới chủ tàu các quy định của ngành Ngân hàng liên quan đến việc cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động tìm kiếm, liên hệ các đơn vị thẩm định độc lập giá trị con tàu khi cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Hội sở chính các NHTM nghiên cứu và triển khai các quy định nội bộ đặc thù về giá mua bán vốn, chính sách động viên khen thưởng… nhằm khuyến khích chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển đẩy mạnh cho vay đóng mới, nâng cấp tàu, cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Trường hợp gặp khó khăn về nguồn vốn, các ngân hàng báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ.
Related news

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.

Với thu nhập trên 400 triệu đồng lãi ròng mỗi năm, chị Nguyễn Thị Quỳnh ở bản Kẻ May, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành triệu phú nhờ nuôi ếch, gà giống.