Đẩy Mạnh 3 Chống Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.
Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có trên 115.000 con gia súc và trên 355.000 con gia cầm. Để duy trì đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời đảm bảo nguồn cung thực phẩm ra thị trường những ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, các ngành chuyên môn của huyện đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng những cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc; tận dụng thân và lá của các loại nông phẩm để làm thức ăn bổ sung cho gia súc; những ngày rét và sương muối người dân không nên chăn thả gia súc; chuồng trại phải đảm bảo che kín, chắn gió lùa, thường xuyên vệ sinh khô ráo không để gia súc tiếp xúc với nước, phân bẩn gây phát sinh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông, thú y thường xuyên bám sát cơ sở để kịp thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc... Nét nổi bật trong công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi của huyện là triển khai sớm và tập trung vào nhiệm vụ “3 chống”.
Người dân tại các địa phương cũng đã chủ động và tích cực hơn trong việc phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Những năm gần đây, trên địa bàn xã Nậm Ty không có con gia súc nào bị chết do đói, rét. Là một trong những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, chị Triệu Mùi Sinh, thôn Nậm Ty chia sẻ: Mỗi khi vào đầu mùa rét, gia đình chị đều mua bạt để che chắn, sửa chữa lại chuồng trại chăn nuôi nhằm đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, kín gió.
Đồng thời, thực hiện việc chăn thả và tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y. Còn tại xã Bản Luốc, công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đang được người dân tích cực thực hiện.
Đến thăm gia đình anh Vương Văn Bản, thôn Cao Sơn 2, anh Bản cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ thu hoạch xong vụ mùa, ngoài việc xây dựng cây rơm dự trữ làm thức ăn cho đàn gia súc, gia đình anh còn trồng thêm cỏ để giành cho những ngày giá rét.
Không chỉ riêng gia đình anh Bản, mà hầu hết các hộ chăn nuôi gia súc ở đây đều đã biết dự trữ rơm khô để làm thức ăn thường xuyên cho trâu, bò trong mùa đông. Ngoài rơm rạ và thức ăn tươi, bà con còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chuẩn bị bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò như cám gạo, bột ngô, cây chuối... và cho uống nước ấm, nước muối để tăng sức đề kháng.
Đồng chí Lù Xuân Thắng, Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhưng do có kinh nghiệm nênnhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn gồm: Rơm khô, cỏ tươi để cho đàn trâu, bò ăn trong những ngày mưa, rét không chăn thả được.
Đặc biệt, huyện đã tăng cường kiểm soát dịch bệnh, triển khai cấp phát thuốc cho các xã, thị trấn thực hiện tiêm phòng vụ Thu – đông với hơn 242.555 liều vắc xin các loại; thực hiện phun định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi được 1.000 lít/550.000 m²... Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 10/9, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã đi kiểm tra, tham quan một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.
Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.
Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.
Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.