Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế

Ông Thái Hán Trung ngụ ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu cho biết: “Trước đây, dù gia đình có đất rẫy nhiều nhưng không dám mở rộng sản xuất vì ngán cảnh gánh nước tưới.
Mới đây, nhờ có dự án kéo điện đi qua, tôi đã mua máy bơm bằng điện để tưới nước nên đám rẫy không còn thiếu nước, năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Hiện cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá lên rồi” - ông Trung phấn khởi nói.
Nhờ dự án làm đường bê tông mà việc tiêu thụ rau của người dân xã Hiệp Thành thuận lợi hơn.
Cũng như ông Trung, nhiều người dân ngụ ở ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành rất phấn khởi vì Nhà nước đầu tư đường bê tông liên ấp, việc đi lại, mua bán rau cải rất thuận tiện.
Theo UBND xã Hiệp Thành, thời gian qua, xã được thụ hưởng nhiều chương trình đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Cùng với đó là sự phấn đấu của người dân nên số hộ nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm rõ rệt.
Hiện toàn xã Hiệp Thành chỉ còn 50 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.
Ông Sơn Xà Quỵnh - Trưởng phòng Dân tộc TP.Bạc Liêu cho biết: “Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, thiếu thốn về nhiều mặt, TP.Bạc Liêu còn hỗ trợ vốn sản xuất cho bà con, giúp bà con có thêm “trợ lực” để hăng hái thi đua sản xuất và thoát nghèo.
Vì thế, các chương trình cơ bản đã đáp ứng được nguyện vọng của bà con”.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, nhiều địa phương đã làm tốt việc triển khai hỗ trợ vốn để bà con có điều kiện phát triển kinh tế.
Cụ thể, trong năm 2015, huyện Phước Long dành 1 tỷ đồng từ Chương trình 135 để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào.
Còn huyện Hồng Dân cũng vừa giải ngân cho hơn 100 hộ dân tộc Khmer nghèo vay vốn sản xuất với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng.
“Thời quan qua, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp tốt với các ngành chức năng thực hiện nhiều chương trình, hỗ trợ vốn ưu đãi giúp bà con dân tộc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, có những hộ từ nghèo khó đã trở nên khấm khá.
Tới đây, chúng tôi cũng tiếp tục phát huy tinh thần trên, nhằm kéo giảm số hộ nghèo” - bà Trần Thị Hoa Ry – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu cho biết.
Related news

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 300-10.000 con/chuồng/lứa, sản xuất được trên 2 triệu con xuất chuồng/năm với sản phẩm thịt hơi đạt 5.770 tấn;

Để tồn tại trước tình trạng giá thịt (đùi gà Mỹ) giảm đến khó ngờ, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai lên tiếng sẽ tìm cách khởi kiện ngành gia cầm Mỹ bán phá giá.

Các hộ nhà vườn 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới - An Giang) phản ánh: Tình trạng trộm cắp xoài ngày một tăng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân. Các vụ trộm thường xảy ra khi vào vụ thu hoạch, do xoài Đài Loan giá cao, dễ bán, dễ cất giấu. Đồng thời, do các chủ vườn không có người trông giữ vườn nên nhiều vụ mất xoài đã xảy ra.
Trước tình hình sâu bệnh và thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế vườn. Hiện nay, nhiều nhà vườn ở 4 xã đầu cù lao Minh (Long Hồ - Vĩnh Long) đốn bỏ nhãn da bò trồng nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng.