Đầu tư đúng mức cho cây ca cao
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần phải xác định lại chiến lược phát triển ca cao, từ đó có các giải pháp phù hợp nhất cho cây ca cao của nước ta.
Chưa phát triển như kỳ vọng
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên, Phó Viện trưởng Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, vấn đề quy hoạch ngành hàng ca cao được đặt ra từ năm 2008, nhưng đến năm 2012, Bộ NN&PTNT mới phê duyệt quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, đến khi thực hiện, diện tích ca cao bị suy giảm, sản lượng không theo mục tiêu đã đề ra.
Để ca cao phát triển bền vững, cần có giải pháp phù hợp.
Theo Cục Trồng trọt, đến nay, diện tích trồng ca cao chỉ đạt 33,43% và sản lượng cũng mới đạt 28,68% so với kế hoạch, hiệu quả kinh tế thấp, tâm lý nông dân nhiều nơi chưa an tâm. Bên cạnh đó, nhiều địa phương không "mặn mà" việc phát triển loại cây trồng này.
Trong số 13 tỉnh, thành nằm trong quy hoạch phát triển ngành của Bộ thì chỉ mới có 9 tỉnh thông qua quy hoạch.
Tính đến tháng 6/2015, cả nước có gần 11.700 ha ca cao, so với năm 2012, diện tích đã giảm đến 14.000 ha, trong đó riêng Bến Tre giảm hơn 7.800 ha. Sau 10 năm, sản lượng hạt ca cao đã tăng 188 lần, nhưng hiện mới chỉ đạt 8 tạ hạt khô trên 1 ha.
Thực tế, năng suất phải đạt ít nhất là gấp đôi, thì mới đảm bảo 50 - 70 triệu đồng/ha cho người trồng. Thu nhập thấp, giá cả lại bấp bênh theo nhu cầu thị trường, lợi nhuận nông dân thu được lại chỉ chiếm khoảng 5% trong chuỗi giá trị của ngành hàng này, là nguyên nhân chính khiến cây ca cao sau 10 năm vẫn phát triển không ổn định.
Lý giải thêm về nguyên nhân việc cây ca cao phát triển không như kỳ vọng, ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho rằng, đó là do cách tiếp cận của Việt Nam đối với loại cây trồng này không đúng.
Từ trước đến nay, cây ca cao được tiếp cận như một loại cây xóa đói giảm nghèo, song đây là loại cây không dễ trồng, cần được đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật.
Bên cạnh đó, sau gần 10 năm phát triển cây ca cao, chính sách dành cho loại cây trồng này gần như không có, ngoài chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng như nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn vay.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trưởng ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam cũng cho biết, ca cao là loại cây trồng đi sau nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các loại cây trồng khác kể cả diện tích đất, cơ chế hỗ trợ...
Mặt khác, chủ trương phát triển cây ca cao từ đầu chưa hợp lý, có sự nhầm lẫn khi chọn đối tượng người nghèo để phát triển; việc đầu tư hạ tầng, gói kỹ thuật... chưa hợp lý đã dẫn đến ngành hàng này phát triển không như kỳ vọng.
Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm
Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn ca cao vào năm 2020. Các vùng sản xuất nguyên liệu ca cao là khu vực châu Phi và Nam Mỹ được dự báo sẽ khó có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển trong điều kiện rất khó khăn.
Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang được nhìn nhận là khu vực tiềm năng cho ngành hàng ca cao phát triển. Trong khi đó, tiêu dùng ca cao đang có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc và Indonesia. Đây được xem là cơ hội cho các nước tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu thế giới. Các nhà chế biến và nhiều tổ chức thế giới khuyến cáo, giới trẻ là khách hàng mà ngành ca cao các nước châu Á cần hướng đến trong tương lai.
Theo quy hoạch của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, cả nước phấn đấu trồng 50.000 ha diện tích ca cao, trong đó diện tích kinh doanh là 42.000 ha, năng suất 1,2 tấn/ha; sản lượng 50.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 95 - 100 triệu USD/năm và tiêu thụ trong nước 10.000 tấn.
Với mục tiêu này, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay khó có thể thực hiện được và đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước cơ hội này, việc phát triển ca cao ở Việt Nam theo hướng nào là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, tập trung thảo luận.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên, sản lượng ca cao Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thế giới. Do đó, chiến lược phát triển ngành hàng này nên đi theo hướng nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu cho sản phẩm ca cao Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa mà không cần tăng diện tích hay đẩy mạnh xuất khẩu.
Đồng thời, xác định lại cây ca cao là loại trồng cần có sự đầu tư chứ không thể là cây “phụ thêm” như trước đây. Tuy nhiên, về mô hình, trong thời gian hiện nay vẫn cần trồng xen và thuần để đảm bảo năng suất.
Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng, chiến lược phát triển ca cao Việt Nam không cần hướng về xuất khẩu mà chỉ cần phát triển đảm bảo đủ cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp chế biến trong nước. T
uy nhiên, các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ca cao nên có sự chia sẻ lợi ích với người nông dân, tăng giá thu mua và thu nhập cho nông dân và giúp nông dân hướng đến mục tiêu sản xuất lâu dài.
Theo các chuyên gia, việc duy trì các tổ chức liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lớn vượt ngoài khả năng của một tỉnh, nên cần sự hỗ trợ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, cần chính sách hỗ trợ nông dân kỹ thuật trồng và thủ tục nhận các chứng chỉ chất lượng. Ông Phan Huy Thông cho rằng cây ca cao là cây trồng góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Do đó, trong thời gian tới, trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, có một số vùng, cây trồng có năng suất thấp thì nên đưa cây ca cao vào trồng. Đồng thời, không nên xem cây ca cao là loại cây trồng xen canh, “ăn thêm” mà là loại cây trồng kết hợp, phát triển theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và có sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp với người nông dân.
Đây cũng là thời điểm cần xác định doanh nghiệp thu mua, chế biến là đơn vị đầu tàu dẫn dắt ngành ca cao phát triển, từ đó có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven biển. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn. Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.
Sau khi vượt ngưỡng 220 ngàn đồng/kg trong khoảng hơn 2 tuần vào cuối tháng 6, hơn 1 tháng nay, giá hạt tiêu đen lại giảm về mức 186 - 190 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, một trong 3 vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước, thì hiện rất ít hộ còn tiêu để bán.
Với người dân xã Văn Phú, huyện Thường Tín (Hà Nội), mướp hương là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nâng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.
Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.