Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nay, cả nước có khoảng 11 tỉnh trồng ca cao với tổng diện tích khoảng 25.000 ha. Năng suất trồng cây ca cao hiện nay đạt bình quân 15 - 20 tấn quả tươi, tương đương 1,5 - 2 tấn hạt khô/ha/năm. Sản lượng hạt khô cả nước đạt 17.500 tấn, sản lượng hạt xuất khẩu đạt 17.400 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 43,5 triệu USD/năm.
Dù lượng xuất khẩu ca cao của Việt Nam chưa lớn, nhưng chất lượng ca cao của Việt Nam không hề thua kém các nước khác. Sản phẩm ca cao của Việt Nam được đánh giá cao là do lên men đúng quy trình, rất thích hợp để chế biến thành sô cô la nguyên chất. Ca cao Việt Nam hiện có tới 95% là sản phẩm ca cao lên men, kích cỡ hạt đạt trung bình 80 - 100% hạt/lượng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Đến năm 2020 cả nước phấn đấu trồng 50.000 - 60.000 ha ca cao, trong đó diện tích cho thu hoạch đưa vào kinh doanh là 45.000 ha, sản lượng hạt khô là 67.000 tấn, hạt khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 60.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 170 triệu USD/năm.
Để đạt mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đang tiến hành hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cây ca cao xen dưới tán cây điều, cây dừa, các cây trồng ăn trái khác; trồng mới ca cao ở những diện tích cây trồng trước đây đã già cỗi không thể phục hồi lại được bằng những giống tốt, có năng suất cao. Việc trồng thí điểm xen canh ca cao với các cây trồng khác đã áp dụng trên địa bàn 8 tỉnh trọng điểm phát triển cây ca cao, trong đó đạt hiệu quả cao nhất và được nhân rộng tại Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Đặc biệt, do sản phẩm từ ca cao qua chế biến như kẹo, bột… có thể lãi đến 400%, nên một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Puratos Grand Place, Vinacacao… Tính từ năm 2011 đến nay, lượng ca cao sản xuất trong nước hàng năm được các doanh nghiệp Puratos GrandPlace Việt Nam, Vinacacao, Cargill Việt Nam, Phạm Minh, Thành Đạt, Trọng Đức, Nguyên Lộc thu mua và chế biến để xuất khẩu chiếm tới 87% lượng ca cao của cả 3 vùng trọng điểm, 13% còn lại được các doanh nghiệp trong nước mua chế biến tiêu dùng nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.

Các hộ dân nghèo không có đất sản xuất nông nghiệp tận dụng các khoản đất trống xung quanh nhà hoặc dưới sàn nhà để thiết kế bể lót bạt ny-lon nuôi lươn, nâng cao thu nhập cho gia đình.