Đầu Ra Bấp Bênh, Hơn 120 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao

Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu sụt giảm, nông dân bán cá khó thu được tiền mặt mà vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp. Tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận đến nay chỉ đạt hơn 431 ha, giảm 52 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra đã treo ao là 120,94 ha, tăng 52 so với năm trước. Ngoài ra, diện tích sản xuất cá tra giống trên địa bàn quận cũng giảm 16 ha so với năm trước, xuống còn 59,1 ha, với 60 hộ dân tham gia.
Trong 10 tháng đầu năm, chỉ có tháng 3 và tháng 10, giá cá tra nguyên liệu ở mức 22.000-23.500 đồng/kg, đối với người nuôi có vốn hoặc vay vốn ngân hàng, nếu bán cá được doanh nghiệp trả tiền mặt, trả chậm trong vòng 1 tháng thì mới có lời 500-1.500 đồng/kg. 8 tháng còn lại, giá cá nguyên liệu dao động từ 18.500-23.000 đồng/kg, nông dân nuôi cá tra bị lỗ bình quân 1.000-6.000 đồng/kg do giá thành sản xuất cá tra từ 22.500-24.500 đồng/kg. Với giá thành này, chỉ những hộ nuôi gia công, được doanh nghiệp cung ứng thức ăn, vốn mới có lời 500-1.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năng lực của các công ty chế biến thủy sản có hạn, số hộ nuôi cá tra được các doanh nghiệp ký hợp đồng nuôi gia công trong 10 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố chỉ có 12 hộ, với diện tích 39,5 ha.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3351QĐ/UBND về việc khen thưởng các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 2).

Đêm 28.9, ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi, ở tổ 44, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) trong lúc hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) đã bắt được một con cá lạ nặng 9,5kg, dài khoảng 1m, toàn thân cá có màu vàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiến nghị Chính phủ cho phép lùi thời hạn áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% và hàm ẩm (hàm lượng nước) không vượt quá 83% đến ngày 1-1-2019, thay vì sẽ áp dụng vào ngày 1-1-2016.

Do sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chất lượng không cao, không có thương hiệu, nên thị trường xuất khẩu khá hạn chế, không ổn định, buộc phải phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ tính nhưng rất bấp bênh là Trung Quốc.

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang, hiện toàn tỉnh mới có 391 lò sấy lúa, phần lớn là lò có công suất nhỏ, 4 - 10 tấn/mẻ, chỉ đáp ứng khoảng 40% sản lượng lúa/vụ.