Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu nành trên đất lúa

Đậu nành trên đất lúa
Ngày đăng: 30/05/2015

Ngày 26/5 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình SX đậu nành (đậu tương) trên đất lúa chuyển đổi.

Hội thảo thu hút nhiều nông dân đến tham quan học hỏi tại ruộng trình diễn trồng đậu nành của ông Nguyễn Văn Nếp ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Hòa, huyện Long Hồ.

Ông Nếp cho biết: Vụ XH 2015 là vụ đầu tiên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc chuyển giao kỹ thuật trồng đậu nành trên đất lúa.

Ông được đầu tư 100% vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc và được hướng dẫn KHKT từ đầu vụ đến thu hoạch.

Vụ này mô hình trồng thực nghiệm 12 loại giống đậu nành, trên diện tích gần 2 công. Để đảm bảo đạt năng suất cao mỗi lỗ gieo 3 hạt, cây cách cây 20 cm và hàng cách hàng 40 cm. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới trồng thưa giúp cây nhận đủ ánh sáng, giảm bệnh thối lá, cho nhiều trái.

Hiện ruộng đậu nành của ông Nếp đạt gần 80 ngày tuổi, theo nhiều nông dân đến tham quan và đánh giá cây lớn khỏe, trái sai, ít sâu bệnh… ước đạt năng suất từ 220 - 250 kg/công. Hiện giá đậu nành từ 13.000 - 14.000 đ/kg, trừ hết chi phí mỗi công lãi 1,8 triệu đồng, cao gấp đôi trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Chương, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc cho biết: Trong tổng số 12 bộ giống đậu nành được trồng khảo nghiệm ở vùng ĐBSCL, có nhiều giống được nông dân đánh giá cao, vì sức chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, nhẹ phân mà cho năng suất cao từ 2,5 - 3 tấn/ha so với giống truyền thống. Điển hình là các giống DS 10-7-14; HL 09-8; HL 07-15, HLDN 29, HLĐN 94… trong đó có 3 giống được Bộ NN-PTNT cấp phép cho trồng rộng rãi ở vụ XH 2016 (HL 07-15; HLĐN 94 và HLĐ 98).

Ông Trần Văn Sơn, PGĐ Trung tâm KN Vĩnh Long cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang rất cấp bách nhằm giúp nông dân nâng cao giá trị trên diện tích SX.

Tính đến nay toàn tỉnh có hơn 10.000 ha chuyển đổi theo mô hình 2 lúa + 1 màu hoặc 2 màu + 1 lúa.

Đặc biệt trong đó có hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm. Bên cạnh đó việc luân canh trồng màu trên đất lúa còn cải thiện chất đất, cắt vòng quay sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV và tăng năng suất.


Có thể bạn quan tâm

Xen Canh Cá - Lúa Xen Canh Cá - Lúa

Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).

30/12/2013
Trồng Bí Leo Giàn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bí Leo Giàn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.

09/12/2013
Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

30/12/2013
Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

09/12/2013
Những Giải Pháp Công Nghệ Mới Hỗ Trợ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bền Vững Những Giải Pháp Công Nghệ Mới Hỗ Trợ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bền Vững

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

30/12/2013