Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phù Hợp 19 Loại Cây Trồng

Đó là kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính có hiệu quả tại tỉnh Phú Yên” được đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở ngày 31/12.
Đề tài khoa học này do TS Nguyễn Văn Đạo làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì Viện thổ nhưỡng Nông hóa triển khai từ năm 2011 có nhiệm vụ nghiên cứu xác định hiện trạng về số lượng và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng đất hiệu quả cao và bền vững cho một số cây trồng chính.
Theo kết quả nghiên cứu, tài nguyên đất Phú Yên có 11 nhóm đất, phù hợp với 19 cơ cấu cây trồng chính. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, tiếp đến là sắn, mía, cao su, các loại cây họ đậu, dưa hấu, bắp xen canh với mía, sắn; ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất nhóm hoa, cây cảnh, hồ tiêu và một số cây trồng khác…
Đề tài này được Hội đồng nghiệm thu cơ sở xếp loại đạt yêu cầu, tiếp tục trình Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước.
Related news

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Tiến, xã Phú Đức, huyện Tam Nông vừa tổ chức Đại hội thành viên bất thường chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và thực hiện bán cổ phần. Đây là Đại hội điểm của huyện và là HTX thứ hai của huyện Tam Nông (sau HTX Tân Cường, xã Phú Cường) tiến hành việc chuyển đổi.

Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên-dưới 8 triệu đồng; người nuôi tôm càng xanh, lươn và cá tra cũng có lãi... Đặc biệt, trong tháng 12/2014, Công ty cổ phần Thủy sản IV đặt trạm thu mua tại xã Phú Thành B, đã thu mua được hơn 10,7 tấn tôm càng xanh các loại.

Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, chính là sự năng động thường thấy đối với không ít nhà nông ở Hậu Giang ngày nay.

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.