Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất Ít, Thu Nhập Cao Từ Trồng Lan Mokara

Đất Ít, Thu Nhập Cao Từ Trồng Lan Mokara
Ngày đăng: 01/08/2013

Chỉ có 500m2 đất, nhưng hai nông dân trẻ Dương Văn Long và Lê Ngọc Nghĩa, ở khu phố Phú Hòa, phường Phú Đức (TX. Bình Long) vẫn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng lan Mokara.

Sinh sống tại vùng đất có thế mạnh trồng cây công nghiệp nhưng với anh Long, điều đó chỉ cho thu nhập ổn định chứ chưa thể làm giàu. Do đó anh không ngừng nghiên cứu, tìm mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện quỹ đất khiêm tốn của gia đình.

Tháng 6-2012, sẵn có vốn kiến thức và yêu thích hoa lan, anh Long đến tỉnh Bình Dương tìm những vựa lan lớn để học hỏi kinh nghiệm. Ban đầu anh Long chỉ trồng thử nghiệm 260 gốc lan Mokara. Anh nhận thấy chất đất và khí hậu của Bình Long rất hợp để loại lan này phát triển. Anh Long đã chia sẻ ý tưởng phát triển vườn lan thành mô hình kinh tế mới với người bạn thân là anh Lê Ngọc Nghĩa. Sau đó, hai anh mạnh dạn góp 100 triệu đồng để trồng lan Mokara tại vườn nhà với diện tích 500m2.

Do có nhiều sắc màu, cánh hoa to, đẹp, giữ được dài ngày nên loài hoa này nhanh chóng được thị trường Bình Long ưa chuộng. Hoa được các anh phân phối đến chợ, các shop hoa tươi, nhà hàng tổ chức tiệc cưới, liên hoan hoặc trang trí tại gia đình. Thu nhập từ bán hoa trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Anh Long chia sẻ: “Ban đầu trồng và chăm sóc lan gặp khó khăn vì đây là giống mới. Tôi tìm hiểu cách trồng, kỹ thuật chăm sóc lan trên báo, đài, internet... và tìm đến hàng chục mô hình vườn lan tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của các nhà vườn”.

Lan Mokara (còn gọi là hoa lan cắt cành) là loài hoa lai từ 3 loại lan khác nhau có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Vòng đời sinh học của lan Mokara sinh trưởng và cho hoa trong 15 năm, mỗi cây cho khoảng 8 cành hoa/năm với sắc màu phong phú. Giống hoa này nhập từ Thái Lan có 13 loài và 9 màu sắc khác nhau. Lan Mokara trồng 10 tháng sẽ cho thu hoạch, hoa tươi giữ được khoảng 10 ngày.

Cái khó khi trồng lan là nghệ thuật bón phân cho lá, vì khâu này đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Nếu làm không tốt dễ phát sinh nhiều bệnh, nhất là lá chân, lá trên thân hay bị vàng, thối rễ... Về thị trường tiêu thụ, anh Long không lo lắng vì chỉ ở Bình Long đã “hút” hết hàng. Hai anh dự định sẽ trồng thêm nhiều loại lan mới, có giá trị kinh tế cao để mở rộng mô hình và tăng thu nhập.

Anh Nghĩa cho biết, nếu diện tích đất ít thì mô hình trồng lan Mokara mang lại hiệu quả cao. Hiện gia đình anh đang trồng khoảng 3.000 chậu lan. Cứ 7-10 ngày cắt bông một lần. Một cây lan cho khoảng 8 bông, có cây đến 12 bông/năm.

Ông Đinh Văn Sơn, Chủ tịch Hội nông dân phường Phú Đức cho biết: “Mô hình trồng lan không những tạo thêm việc làm cho hội viên nông dân, mà còn tăng thu nhập cho gia đình và góp phần tạo mỹ quan đô thị, giảm ô nhiễm môi trường. Theo ông Sơn, mô hình trồng lan Mokara trên địa bàn phường còn rất mới, nhưng qua khảo sát bước đầu thấy hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững dựa vào các mô hình này cần phải có những bước đi cụ thể. Lan Mokara là loại cây mới, giá giống khá cao và đòi hỏi nông dân phải áp dụng đúng kỹ thuật mới có thu hoạch. Chính vì vậy để nhân rộng mô hình này rất cần sự vào cuộc của ngành chức năng.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

02/04/2014
Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014