Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.
Còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, vì vậy mà tại các vườn đào ở xã Đông Sơn, người dân đang tất bật chăm sóc, tỉa cành cho đào. Ông Trần Văn Chuông ở thôn 8 cho biết: Đào hiện nay đang được coi là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân xã Đông Sơn.
Ông Phạm Công Tiếu - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đông Sơn cho biết: Với vùng đất bán sơn địa cằn cỗi như Đông Sơn, cây đào phai đã tỏ rõ ưu thế, được xem là “cây vàng, cây bạc” so với các cây lương thực, hoa màu năng suất thấp như lúa, ngô, khoai...
Trao đổi với phóng viên, ông Pham Đình Cư - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn thông tin: Hiện toàn xã có trên 2.000 hộ dân, phân bố ở 12 thôn, ước tính có gần 1.000 hộ đang trồng đào phai với diện tích 130ha.
Ông Cư cho biết thêm, đào phai đã và đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện đang là cây hàng hoá có giá trị nhất trong các cây trồng của xã. Trung bình mỗi năm, xã bán ra thị trường từ 4.000 - 10.000 cành hoa, với mức giá thấp nhất là 200.000 - 300.000 đồng/cành thì tổng doanh thu đã lên đến hàng tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, doanh thu đạt khoảng 6 tỷ đồng, ước tính năm nay còn cao hơn.
“Đặc biệt, năm 2012, xã được UBND tỉnh, thị xã cho thành lập và cấp danh hiệu làng nghề cấp tỉnh cho 4 làng trồng đào của xã. Tiếp đó, đầu năm 2013, thôn 3, thôn 5 và thôn 8 tiếp tục được công nhận làng nghề và được tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng/làng nghề để xây dựng, phát triển thương hiệu đào phai”- ông Cư phấn khởi cho biết.
Ông Lê Văn Minh- Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tam Điệp chia sẻ: Để phát triển thương hiệu làng nghề đào phai, giúp nông dân tăng thu nhập và sống khỏe với nghề, những năm qua, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, UBND thị xã Tam Điệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ chính quyền và người dân xã Đông Sơn xây dựng làng nghề trồng đào.
Cụ thể, hàng năm Phòng Kinh tế thị xã đều phối hợp với UBND xã và các đơn vị tổ chức dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT và hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trị bệnh trên cây đào.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

Nhằm phát triển ngành trồng rau, hoa theo hướng an toàn, hiệu quả, tạo tiền đề quan trọng trong tiến trình chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất theo hướng công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án "Hỗ trợ xây dựng mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao". Từ dự án này đã hình thành ba mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính.