Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai)
Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.
Từ tháng 3 năm 2012, tổ chức Oxfam đã hỗ trợ 150 con lợn giống thuần chủng, thức ăn hỗn hợp cho tổng số 117 hộ nông dân tham gia mô hình tại thôn Sín Lùng Chải A, Sín Lùng Chải B, Ma Ngán B, Chu Lìn Phố và Lùng Khấu Nhin II. Dự án còn hỗ trợ men chế phẩm sinh học, giống giun quế (thức ăn cho vật nuôi, thủy sản) và bếp khí hóa cho các mô hình chăn nuôi.
Đến nay đã có 97/117 con lợn nái được phối giống sinh sản, hiện 135 con đang phát triển ổn định.
Số lợn con sinh ra là 430 con với sản phẩm có ngoại hình đẹp, trọng lượng đạt cao, sinh trưởng phát triển nhanh.
Dự án đã giúp người dân biết cách lựa chọn, sử dụng con giống tốt để phát triển đàn tại quy mô hộ gia đình, khắc phục được tình trạng giao phối cận huyết và góp phần nhân nhanh số lượng đàn lợn trên địa bàn các thôn.
Cũng tại hội nghị, đại diện của doanh nghiệp chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã trao đổi việc liên kết thu mua lợn thương phẩm với bà con nhân dân.
Sau hội nghị, đại diện các tổ, nhóm sản xuất đã đi thăm quan một số mô hình nuôi lợn đen bản địa tại xã Lùng Khấu Nhin.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.
Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Theo thông tin từ Trạm Thú y huyện Phú Tân (Cà Mau), đàn gia cầm 63 con của hộ bà Nguyễn Thị Phượng, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây bệnh chết ngày 14/11 vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm gia cầm H5N1.
Tại xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), Công ty Afiex, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo địa phương họp nông dân khu vực ấp Vĩnh Quới, tìm sự đồng thuận trong triển khai “Cánh đồng lớn” cho các niên vụ sản xuất sắp tới.
Trên địa bàn Nghệ An việc sản xuất, chế biến chè công nghiệp đã có từ lâu. Nhưng để sản phẩm chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng thực hiện mô hình sản xuất chè theo hướng VietGap như Dự án cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn cần được quan tâm nhân rộng…