Có 204 Doanh Nghiệp Thủy Sản Được Xuất Sang Argentina
Trong bối cảnh, thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ, châu Âu đang giảm thì thông tin có 204 doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu vào Argentina đã được các doanh nghiệp đón nhận là một tín hiệu vui.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Chất lượng và Vệ sinh nông sản quốc gia Argentina (SENASA) đã hoàn tất việc ký Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan về việc xuất khẩu nông, thủy sản sang nước đối tác.
Theo đó, Việt Nam có 204 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu sang Argentina. Số doanh nghiệp này còn có thể tăng lên vì SENASA sẽ sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Về phần doanh nghiệp, để có thể xuất khẩu thủy sản sang Argentina, bắt buộc doanh nghiệp phải kèm theo chứng thư do NAFIQAD cấp theo từng lô hàng.
Theo Vasep, trong bối cảnh một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn tại thị trường Mỹ, châu Âu thì việc có thêm thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản duy trì và mở rộng hoạt động.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina chưa đến 64,5 triệu đô la Mỹ, gồm những mặt hàng cao su, hàng dệt may, giày dép các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và gốm sứ. Còn kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm từ quốc gia Nam Mỹ này là hơn 399 triệu đô la Mỹ, trong đó, nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu, bắp, đậu tương.
Tại thị trường Nam Mỹ, thủy sản Việt Nam mới xâm nhập được Brazil, trong đó, một trong những mặt hàng xuất chính qua thị trường này là cá tra. Trong năm tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Brasil đạt hơn 52 triệu đô la Mỹ, xếp sau mặt hàng điện thoại và linh kiện điện thoại.
Có thể bạn quan tâm
Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.
Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.
Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.
Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nông dân huyện Phụng Hiệp sẽ chính thức bước vào thu hoạch vụ mía 2013-2014. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào thu hoạch mía vừa đạt năng suất và chất lượng (chữ đường) đang là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.