Tăng Cường Kiểm Tra Củ Quả Tươi Nhập Khẩu

Kể từ ngày 1/1/2015, một số mặt hàng trong đó có củ, quả tươi khi nhập khẩu vào Việt Nam phải phân tích nguy cơ dịch hại.
Theo quy định mới tại Thông tư số 30 ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kể từ ngày 1/1/2015, một số hàng hóa trong đó có củ, quả tươi, phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.
Khi nhập khẩu, các mặt hàng nêu trên phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Nghệ An đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, giá cả thấp... nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, nông dân ở Hạ Hòa đã đầu tư canh tác và chăm sóc chè trên diện tích đồi núi thấp và trong vườn nhà. Tuy vậy, cây chè qua 10 đến 15 năm cho thu hái đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, hiệu quả kinh tế không cao so với diện tích chè mới cho thu hái.

Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND, ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.

Những ngày này, nông dân trồng dưa bở trên địa bàn huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang hối hả bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên năng suất dưa giảm, giá cả cũng xuống thấp khiến bà con không khỏi lo lắng.

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.